Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 375
Tổng lượt truy cập: 2,861,837

Nông thôn mới Hà Nội: Khẳng định bản sắc Thủ Đô

24/04/2023 - Lượt xem: 740

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của đất nước; Có nhiều tính đặc trưng tạo nên sự khác biệt và thành tựu đột phá của Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp… - Theo chia sẻ của Ủy viên Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát biểu Nông thôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung Ương các chương trình Mục tiêu Quốc gia Lê Minh Hoan tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện chương trình 04-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội khóa XVII ngày 21/04/2023

Thành tựu từ nhất quán trong chỉ đạo và thực hiện.

Chương trình 04-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới gắn cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông  dân giai đoạn 2021-2025” với việc thành lập Ban chỉ đạo do trực tiếp Ủy viên Trung Ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành Ủy là Trưởng ban, lãnh đạo UBND thành phố, Trưởng ban tuyên giáo làm phó ban cùng đại diện một số Lãnh đạo các Sở/Ban/Ngành, Bí thư cấp huyện làm Ủy viên.

Hoan cùng Ban chỉ đạo Chương trình 04 thăm quan các gian hàng OCOP Hà Nội. 

Việc đưa Xây dựng Nông thôn mới thành chương trình công tác thường xuyên của Thành Ủy thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng, tạo nên một chương trình xuyên suốt trong toàn hệ thống chính trị - xã hội, người dân… Đây là nét riêng có trong xây dựng Nông thôn mới của Thủ đô - đáp ứng yêu cầu của phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới” của Chính phủ.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Ngay sau khi Chương trình được ban hành, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 đã bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu và yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn,... Thường trực Ban Chỉ đạo và các đồng chí thành viên đã thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc và các nhiệm vụ được phân công. Với tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, sáng tạo và đổi mới, quyết tâm chính trị cao, Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu phát triển. - Ủy viên Trung Ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành Ủy Hà Nội, trưởng Ban chỉ đạo chương trình 04 - Bà Nguyễn Thị Tuyến khẳng định tại Hội nghị.
 
Chặng đường ½ nhiệm kỳ vừa qua, Thành phố có thêm 14 xã nông thôn mới, 82 xã nâng cao (chưa kể kế hoạch năm 2023 là 61 xã), 20 xã kiểu mẫu (KH 2023 thêm 33 xã - tiến sát mục tiêu 80 xã kiểu mẫu của cả giai đoạn) cùng 08 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 23/33 chỉ tiêu của Chương trình số 04 vượt kế hoạch, hoàn thành kế hoạch như: Có 100% số xã (382/382 xã) đạt chuẩn nông thôn mới có 111 xã nông thôn mới nâng cao, 20 xã nông thôn mới kiểu mẫu; đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương công nhận 3 huyện còn lại đạt chuẩn nông thôn mới.

Riêng chương trình OCOP, chặng đường vừa qua đã ghi nhận thêm 1113 sản phẩm đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, tăng 277 sản phẩm theo kế hoạch được giao. Trong đó, có 04 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, thêm 02 sản phẩm/bộ sản phẩm vừa được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia ngày 05/04/2023 đánh giá đạt 5 sao (chưa có chứng nhận). Như vậy, lũy kế đến hiện tại, toàn thành phố đã có 2167 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên ((gồm 4 sản phẩm 5 sao, 14 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã đánh giá 2/14 đạt 5 sao năm 2023), 1369 sản phẩm 4 sao và 780 sản phẩm 3 sao)).

Về phát triển kinh tế nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, có 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, một số chuỗi điển hình như: Chuỗi gạo chất lượng Bảo Minh; rau Chúc Sơn, Chuỗi thịt Bò BBQ hay chuỗi thủy sản ở Đại Áng… Các chuỗi đã tạo ra diện mạo mới tạo bước chuyển biến tích cực cho nông nghiệp Thủ đô theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững và bắt kịp xu thế hội nhập kinh tế. Ngoài ra, Hà Nội còn là địa phương có số lượng làng nghề (đặc biệt làng nghề truyền thống với 321 làng nghề), số lượng hợp tác xã đang hoạt động (1136/1378 HTX đang hoạt động với hơn 96% hoạt động hiệu quả - gấp nhiều lần các địa phương khác), hay 70 cụm CN, cụm CN làng nghề/1686ha quy hoạch xây dựng, 1695 trang trại - phần lớn có áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, gắn với liên kết chuỗi…

Trả lời phóng viên bên lề Hội nghị, Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó chủ tịch UBND Thành phố, Phó trưởng Ban chỉ đạo chia sẻ: có thể nói chặng đường 10 năm qua chúng ta thấy rõ bộ mặt của nông thôn thủ đô đã khởi sắc một cách toàn diện và đồng bộ từ hạ tầng cơ sở. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng đều được nâng cấp và cuộc sống của nhân dân khu vực nông thôn ngày càng nâng cao. Chúng ta đã đưa rất nhiều thành tích khoa học và máy móc thiết bị vào phục vụ sản xuất, cho nên là người dân sản xuất bây giờ nhẹ nhàng có được máy móc, thiết bị hỗ trợ cho quá trình sản xuất. Đánh giá hơn 10 năm thực hiện xây dựng Nông thôn mới thể hiện chính ở sự hài lòng của người dân…

Cần khai thác tối đa lợi thế của Trung tâm kinh tế - chính trị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị

Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, những nét riêng của Hà Nội đang có, đặc biệt với nền nông nghiệp Thủ đô từ sớm đã hình thành cơ chế sản xuất hàng hóa phục vụ nội tiêu, phục vụ xuất khẩu. Chương trình 04 của Thành Ủy Hà Nội đã giúp nông nghiệp, nông thôn Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu. Ở đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một được nâng cao; Cơ cấu nền nông nghiệp chuyển dịch tích cực; Nông sản phát triển theo hướng tích hợp đa giá trị, gắn liền với phát triển chuỗi giá trị…

Được biết, thị trường tiêu dùng của Thủ đô với gần 10 triệu dân với gần 700.000 tỷ đồng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; thị trường du lịch  mỗi năm thu hút gần 20 triệu lượt khách, trong đó sấp sỉ 2 triệu lượt khách quốc tế (số liệu năm 2022 - Tổng cục Thống kê), thu nhập bình quân đầu người theo GRDP đạt 150 triệu đồng/người/năm,… - Đây là thị trường tiềm năng lớn của đất nước cũng như là cơ hội cho Nông nghiệp Thủ đô đạt nhiều bứt phá.

Theo đó, ghi nhận những thành tựu chương trình 04 của Thủ đô đạt được trong thời gian qua, một số ý kiến được Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ với Nông thôn mới cũng như công cuộc cơ cấu lại nền nông nghiệp tại Hà Nội như: (1) Tiến trình đô thị hóa đưa xã thành phường, huyện thành quận (hay cụ thể hơn là Xây dựng Nông thôn mới định hướng đô thị) cần khơi dậy tính cộng đồng, giữ gìn bản sắc riêng có tại mỗi địa phương, những gì đã là nét đẹp của nông thôn cần giữ gìn và nâng cấp theo yêu cầu chung; (2) Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp trải nghiệp phục vụ du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế du lịch, lợi thế bản sắc làng nghề, làng nghề truyền thống hiện có, đặc biệt chú trọng đến lượng khách du lịch quốc tế; (3) Phát triển nông nghiệp đa giá trị gắn với liên kết chuỗi giá trị chặt chẽ, mở rộng quy mô sản xuất trên cơ sở hội nhóm, kinh tế tập thể, tổ chức góp - chuyển đất tạo vùng sản xuất lớn, hợp tác thế mạnh,… nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của xuất khẩu đồng thời tạo nên các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, là cơ sở xây dựng thương hiệu nông nghiệp mạnh, quy mô lớn… (4) Cần tận dụng và khai thác tối đa lợi thế nội tiêu chính trong lòng Thủ đô, hình thành nên cầu kết nối hợp tác giữa đô thị - nông thôn, nông nghiệp - công nghiệp - thương mại,…, từ đó, hỗ trợ và thúc đẩy OCOP phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu trên thị trường (5) Phấn đấu đưa Hà Nội thành điểm đến, là “kim chỉ nam” cho toàn quốc trong phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung, xây dựng Nông thôn mới nói riêng.

Đồng quan điểm này, Phó Bí thư thường trực Thành Ủy Nguyễn Thị Tuyến tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng và khẳng định định hướng của Hà Nội trong giai đoạn, đặc biệt riêng Hà Nội có xác định về tầm nhìn 2045 và 2060 theo chỉ đạo của Đảng/Chính phủ. Riêng trong giai đoạn 2023 - 2025, Hà Nội cũng sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. “Hà Nội sẽ tập trung và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và kết nối giữa các địa phương bảo đảm tính bền vững…” - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

Cụ thể, kế hoạch 2025, toàn thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới với 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới (05 huyện chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 156 xã (40%) nâng cao, 80 xã kiểu mẫu (20%); công nhận thêm từ 2000 sản phẩm OCOP trở lên; thêm 50 làng nghề truyền thống và có tối thiểu 100 làng nghề được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể; khoảng 70% sản phẩm nông nghiệp có ứng dụng KHCN cao;… Từ đó nâng thu nhập của nông dân khu vực nông thôn lên 80 triệu đồng /người/năm, về cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến trình đô thị hóa. 

Qua đó, Phó Bí thư Thường trực đề nghị các ban ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể của TP, cũng như cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo từ TP đến cơ sở tiếp tục rà soát, bám sát các định hướng, mục tiêu, Nghị quyết của Trung ương và TP; đặc biệt là Nghị quyết số 15 ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30 ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 19 ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…/.

Một số hình ảnh tại Hội nghị của Thành ủy Hà Nội về Nông thôn mới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp ảnh lưu niệm cùng Ban chỉ đạo chương trình 04.

Các đại biểu tham quan gian hàng.

  Các đại biểu dự hội nghị.
 


Tổng hợp: Thanh Nam (Nguồn: theo báo OCOP Việt Nam)

Tag: Nông thôn mới Hà Nội
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE