Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 35071
Tổng lượt truy cập: 15,525,938

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” sớm, thặng dư 11 tháng đạt gần 16,5 tỷ

05/12/2024 - Lượt xem: 4

Theo số liệu về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng 11 năm 2023; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng đầu năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, ngành nông nghiệp đã “về đích” sớm mục tiêu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 55-56 triệu USD năm 2024.

Trong 11 tháng, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 29,78 tỷ USD, tăng 23,2%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 475,5 triệu USD, tăng 4,4%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 9,2 tỷ USD, tăng 11,8%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 15,59 tỷ USD, tăng 19,6%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,69 tỷ USD, giảm 5,7%; giá trị xuất khẩu muối đạt 5,3 triệu USD, tăng 2,7%.

Kết quả xuất khẩu nông lâm thủy sản về đích sớm là nhờ một số sản phẩm đã có giá trị xuất khẩu tăng mạnh trong 11 tháng như: Gạo đạt 5,31 tỷ USD tăng 22,4%, 2024 đạt 6,66 tỷ USD, tăng 28,2%; càphê đạt 4,84 tỷ USD tăng 32,8%; chè đạt 2,95 tỷ USD tăng 17,1%; hạt điều đạt 4,01 tỷ USD tăng 21,4%; hạt tiêu đạt 1,22 tỷ USD tăng 46,5%...

Về thị trường xuất khẩu xét theo vùng lãnh thổ, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 48,2%. 2 thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu với thị phần lần lượt là 23,7% và 11,3%. Thị phần của 2 khu vực châu Phi và châu Đại Dương nhỏ, chiếm lần lượt 1,8% và 1,4%. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 11 tháng năm 2024 sang khu vực châu Á tăng 16,1%; châu Mỹ tăng 23,6%; châu Âu tăng 30,4%; châu Phi tăng 4,4%; và châu Đại Dương tăng 13,9%.

Xét theo thị trường cụ thể, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu dẫn đầu với thị phần chiếm 21,7%, tiếp theo là Trung Quốc với thị phần 21,6% và Nhật Bản với thị phần 6,6%. Đây là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 11 tháng năm 2024 sang thị trường Hoa Kỳ tăng 24,6%, Trung Quốc tăng 11%, và Nhật Bản tăng 5,5%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 40,28 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 25,05 tỷ USD, tăng 10,7%; giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,3%; giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 2,32 tỷ USD, giảm 2%; giá trị nhập khẩu lâm sản đạt 2,54 tỷ USD, tăng 24,2%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 6,93 tỷ USD, tăng 4,7%; giá trị nhập khẩu muối đạt 33,5 triệu USD, giảm 18,4%.

Xét theo vùng lãnh thổ, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á và châu Mỹ với thị phần lần lượt là 28,7% và 24,2%. Xét theo thị trường chi tiết, Trung Quốc, Brazil và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất cho Việt Nam với thị phần lần lượt là 9,6%, 8,1%, và 7,4%. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 11 tháng năm 2024 từ thị trường Trung Quốc tăng 25,2%, Braxin tăng 14%, và Hoa Kỳ tăng 4,8%.

Theo số liệu xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 11 tháng năm 2024 ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 13,05 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 6,88 tỷ USD, tăng 17,5%; và nhóm nông sản thặng dư 4,72 tỷ USD, tăng 3,1 lần.

Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng đang ở trạng thái thâm hụt là nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 5,24 tỷ USD; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,93 tỷ USD và muối thâm hụt 28,2 triệu USD./.

Thắng Lợi (Theo vietnamplus.vn)


Tổng hợp: (Nguồn: )

Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 35071
Tổng lượt truy cập: 15,525,938