Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 52069
Tổng lượt truy cập: 7,831,752

Tổ công tác 970 kết nối tiêu thụ rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

22/11/2021 - Lượt xem: 963

Ngày 20/11/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức diễn đàn trực tuyến với chủ đề kết nối tiêu thụ rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Tổ trưởng Tổ công tác 970 Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã của các địa phương kết nối sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP trong trạng thái bình thường mới, Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT 10 tỉnh Đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình đồng tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ Rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác 970, dự và chỉ đạo Hội nghị.

Diễn đàn nông sản 970 Phiên thứ 12 với chủ đề “kết nối tiêu thụ Rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”, với mục tiêu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trên cả nước. Đây cũng là cơ hội để các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng giới thiệu về tiềm năng và năng lực của mình trong lĩnh vực nông nghiệp, xúc tiến thu hút đầu tư phát triển ngành nông nghiệp của địa phương.
 
Vụ Đông là vụ sản xuất đặc trưng và quan trọng của các tỉnh phía Bắc. Riêng năm 2020, các tỉnh phía Bắc đã gieo trồng gần 375 nghìn ha, tổng giá trị đạt khoảng 32,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó khu vực Đồng bằng Sông Hồng chiếm tới khoảng 160 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng trên 1.88 triệu tấn với tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 16 nghìn tỷ đồng. 
 
Theo kế hoạch thì Vụ Đông miền Bắc năm nay thực hiện diện tích khoảng 400 nghìn ha với sản lượng 4,6 triệu tấn, tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34-35 nghìn tỉ đồng,  trong đó, tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, sát với nhu cầu thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu.
 
Ghi nhận từ các địa phương: 
 
Nam Định: Sản xuất rau vụ đông 2021, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng với diện tích từ 11.000 ha. 
 
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, cho biết ngành nông nghiệp của địa phương có sự phát triển đồng đều cả về trồng trọt, chăn nuôi lẫn thủy sản.
 
 
Cụ thể, năm 2021, sản lượng lúa tại Nam Định ước đạt gần 900.000 tấn, thịt lợn ước đạt gần 160.000 tấn, gia cầm gần 30.000 tấn. Đặc biệt, sản lượng thủy sản của Nam Định năm 2021 ước đạt khoảng 180.000 tấn; trong đó có 500ha diện tích nuôi ngao được cấp chứng nhận nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.
 
Về sản xuất rau vụ đông 2021, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng với diện tích từ 11.000 ha trở lên với các cây trồng chủ lực có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, ngô, bí xanh, cà chua, khoai lang… rất phù hợp cho việc chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm.
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định cho hay, hiện nay sức tiêu thụ của tỉnh Nam Định là 70%, 30% số nông sản còn lại sẽ phục vụ cho các tỉnh khác. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều sản phẩm nông nghiệp của địa phương bị dư thừa. Đặc biệt là sản phẩm ngao, một ngành hàng chất lượng cao của tỉnh, trước đây tiêu thụ rất mạnh vào thị trường Hà Nội và Trung Quốc.
 
“Thông qua Diễn đàn, tỉnh Nam Định rất mong muốn kết nối để tiêu thụ sản phẩm ngao nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp khác của địa phương nói chung. Đồng thời, sắp tới, chúng tôi cũng sẽ triển khai việc kết nối tiêu thụ theo đa dạng hình thức với giá cả hợp lý, nâng cao lợi nhuận cho người dân và nâng cao giá trị cho nông sản địa phương”, bà Hoàng Thị Tố Nga chia sẻ.
 
Hà Nam: Chúng ta cần nghiên cứu để ngành nông nghiệp và bà con nông dân vừa duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa đảm bảo định hướng phát triển trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030”. 
 
Ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nam cho biết, tỉnh đã chuyển từng bước sang sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, Hà Nam đã chuẩn bị tích tụ đất đai, tạo ra các vùng nguyên liệu lớn để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp.
 
Hiện Hà Nam phát triển mạnh cây vụ đông, bởi vụ sản xuất này đem lại nguồn lợi cao cho người dân. Với năm 2021, điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tổng diện tích cây vụ đông gần 10.000ha, trong đó rau, củ, quả là trên 4.500ha, sản lượng dự kiến 100.000 tấn. Sản phẩm chính của tỉnh là dưa chuột bao tử, bí xanh, bí đỏ… Đây đều là những sản phẩm đã được tỉnh liên kết theo chuỗi với nhiều doanh nghiệp lớn. Đồng thời, lợn hơi, thủy sản cũng gặp một số khó khăn về tiêu thụ, bởi giá lợn hơi, thủy sản rất thấp. Để đảm bảo cho bà con có lợi, chúng tôi kỳ vọng sự ổn định như rau 15 – 20 nghìn đồng/ kg, bưởi: 20 nghìn đồng/ 1 trái; hay lợn xuất chuồng: 70 nghìn đồng/ 1 kg. 
 
Vấn đề lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Nam băn khoăn, hiện là giá. "Chúng ta cần nghiên cứu để ngành nông nghiệp và bà con nông dân vừa duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa đảm bảo định hướng phát triển trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030”, ông Ngọc nói.
Song song với đó, Sở NN- PTNT Hà Nam đề nghị các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng, hệ thống cửa hàng nông sản an toàn tại Hà Nội và các tỉnh quan tâm, kết nối thu mua nông sản thực phẩm sản xuất từ Hà Nam.
 
Hà Nội mong muốn được kết nối với các tỉnh thành để khai thác, nhập khẩu…
 
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết: Diện tích đất nông nghiệp của Thành phố là 189.000 ha, chiếm 56% đất tự nhiên. Diện tích cây vụ đông 28.541 ha, trong đó, rau vụ đông 14.849 ha (222 tạ/ha), sản lượng hơn 239.661 tấn. Dự kiến tới trung tuần tháng 12, lượng cung cấp sẽ đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội và tiêu thụ cho một số tỉnh.
 
Tuy nhiên, trong năm 2021, sản xuất nông nghiệp mới đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu. Do đó, nhu cầu về lượng hàng hóa còn thiếu còn rất lớn. Vì vậy, thông qua diễn đàn Hà Nội mong muốn được kết nối với các tỉnh thành để khai thác, nhập khẩu…
 
 
Ninh Bình mong muốn các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các kênh phân phối quan tâm cùng bà con tỉnh tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho bà con. 
 
Bà Nguyễn Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Sở nông nghiệp & Phát triển nông thôn Ninh Bình. Trên địa bàn tỉnh hiện nay hơn 80.000 ha. Ninh Bình mong muốn các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các kênh phân phối quan tâm cùng bà con tỉnh tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho bà con. 
 
Tại tỉnh hiện nay có những sản phẩm có 26 sản phẩm OCOP tiêu biểu và được nhiều khách hàng yêu thích như: trà xanh an nguyên, trà an thái được sản xuất từ vùng trà Tam Điệp, hay các sản phẩm muối ngâm chân, tinh bột nghệ vàng, nấm linh chi, trà hoa vàng. 
 
 
Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ Điều hành Diễn đàn Kết nối Nông sản 970, đưa ra tại diễn đàn - Ông Nguyễn Ngọc Thạch: Phát huy những kết quả đã đạt được, hôm nay, chúng tôi tổ chức Diễn đàn nông sản 970 Phiên thứ 12 với chủ đề 'kết nối tiêu thụ Rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng', với mục tiêu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trên cả nước. Đây cũng là cơ hội để các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng giới thiệu về tiềm năng và năng lực của mình trong lĩnh vực nông nghiệp, xúc tiến thu hút đầu tư phát triển ngành nông nghiệp của địa phương. 
 
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, qua lần 12, tổ chức diễn đàn đã được các doanh nghiệp, chính quyền địa phương ủng hộ và tham gia. Vụ đông là vụ đặc trưng quan trọng của các tỉnh ĐB sông Hồng. Qua diễn đàn các HTX, doanh nghiệp sản xuất đều đạt tiêu chuẩn Vietgrap, hữu cơ… Như vậy vấn đề tiêu thụ đặt ra đảm bảo người tiêu dùng phải hưởng được chất lượng. Thứ trưởng đề nghị chúng ta nên xây dựng chương trình kết nối nông sản an toàn vụ đông đến với các HTX kết nối đến các siêu thị, doanh nghiệp chế biến…
 
Qua đó, Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương cần liên hệ, kết nối các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để chúng ta tiêu thụ sản phẩm của vùng ĐB Sông Hồng đến các công nhân, trường học, nhà máy…
 
 

 


Tổng hợp: (Nguồn: Lê Cường (Theo Tạp chí Làng nghề Việt Nam))

Tag: Tổ công tác 970 kết nối tiêu thụ rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE