Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 4674
Tổng lượt truy cập: 2,893,658

Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao

20/11/2023 - Lượt xem: 36

Huyện Thạch Thất ghi dấu ấn trong hành trình xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ từng kinh tế phát triển đồng bộ. Năm 2020, huyện Thạch Thất đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 91 triệu đồng/người/năm. Từ những kết quả đạt được, huyện Thạch Thất đã đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí đến năm 2025 với nhiệm vụ cụ thể.

Cùng với cây ăn quả, nhiều mô hình trồng cây cảnh, cây bóng mát cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm/hộ ở các xã như Đồng Trúc, Đại Đồng, Hạ Bằng, Thạch Xá.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Ngọ ở khu 3, xã Đồng Trúc: Xuất phát là người lính cách mạng, có niềm đam mê với cây cảnh, vì thế tôi đã dành tâm huyết của mình vào nghề trồng cây cảnh. Năm 1999, tôi vay 1,5 triệu đồng của người anh em mua cây lộc vừng. Mặc dù, không học qua một trường lớp đào tạo về cây cảnh nhưng sau gần 1 năm chăm sóc, cây ra hoa rất đẹp, tôi bán với giá 7,5 triệu đồng”. Từ đó, tôi say nghề và có thêm nguồn thu nhập từ đó.

Mỗi cây cảnh ở đây là mỗi cuộc đời, mỗi câu chuyện riêng đầy thú vị. Đó có thể là những gốc sanh, sung, trâm vối... uốn mình len lỏi dưới những tảng đá, hay hình dáng cây với bức tranh cháu và bác hành quân. Bao bao năm tháng cuộc đời, các cây được ông tỉa dần lên với những hình dáng và những câu chuyện riêng. Trong đó, có vài chục cây hàng năm luôn được tham gia trong các cuộc triển lãm trên toàn quốc.

Ví dụ như cây trâm vối cổ thụ có giá hơn 10 tỷ đồng. Đặc biệt, thân cây trâm vối vài trăm tuổi này uốn lượn mềm mại, chia thành 19 nhánh như những con rồng bay lên khỏi mặt đất. Nhiều khách tham quan ngỏ ý muốn mua lại cây quý nhưng ông không đồng ý vì đây là tâm huyết cả đời mới có được. Nghệ nhân Nguyễn Văn Ngọ tấm tắc khen.

Còn tại xã Dị Nậu với những mục tiêu căn cơ đã bứt tốc thực hiện về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2022, tiến tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2023.

Theo bà Vũ Thị Hà – Chủ tịch UBND xã Dị Nậu: Ngay từ đầu năm UB. MTTQ xã phối hợp với UBND xã tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân,trong đó trọng tâm bàn về các nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao,kiểu mẫu. Đặc biệt việc chuyển đổi mô hình sản xuất sang trồng cây đu đủ đã mang lại cho bà con thu nhập cao, ổn định hơn hơn so với mô hình trồng lúa.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất có 23 trang trại, trong đó: 04 trang trại trồng trọt, 13 trang trại chăn nuôi, 01 trang trại thủy sản và 05 trang trại tổng hợp (theo tiêu chí quy định tại thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Đến nay trên địa bàn huyện có 31 HTX dịch vụ nông nghiệp. Trong đó có 19 HTX quy mô toàn xã, 12 HTX quy mô thôn. Các HTX kinh doanh dịch vụ chủ yếu là các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân như: dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ đồng điền, giao thông thủy lợi nội đồng, khuyến nông, bảo vệ thực vật, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, tín dụng nội bộ, thu hoạch, bao tiêu nông sản. Ngoài ra, có 7 hợp tác xã thực hiện kinh doanh mua bán điện phục vụ nhân dân (Bình Yên, Dị Nậu, Hương Ngải, Kim Quan, Thạch Xá, Đại Đồng, Hạ Bằng) tổng vốn điều lệ của các HTX trên 8,6 tỷ đồng, vốn góp tối thiểu cao nhất/thành viên 3 triệu đồng, thấp nhất là 100 nghìn đồng/thành viên; 14 HTX đảm nhận từ 6 khâu dịch vụ trở lên, 20 HTX đảm nhận từ 1-5 khâu dịch vụ.

Một số mô hình kinh tế đạt hiệu quả bền vững như: mô hình sản xuất lúa TBR225 (20 ha) liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm, ứng dụng cơ giới hóa các khâu tại xã Đồng Trúc. Hay Mô hình trồng rau ăn lá hữu cơ (05 ha) tại xã Yên Bình với hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã tạo việc làm cho 50 hội viên phụ nữ, thu nhập từ 5,5 - 7,5 triệu đồng/sào, sản phẩm đảm bảo an toàn, tiêu thụ ổn định, góp phần tăng thu nhập và mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ ở xã Yên Bình từ 25 ha lên 30 ha.

Cũng tại xã Đồng Trúc mô hình nuôi gà đẻ trứng của ông Kiều Văn Hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công văn việc làm cho gần hơn 6 lao động trong khu vực.

Theo ông Kiều Văn Hiện, mỗi ngày trang trại thu hơn 1000 quả trứng với giá bán từ 1.500 đồng/ quả cho các thương lái về đặt hàng và ký hợp đồng tiêu thụ lâu dài. Mỗi tháng trừ chi phí cơ sở thu được hơn 30 triệu đồng.Đặc biệt cơ sở sử dụng men vi sinh để ủ phân gà từ đó khử được mùi hôi, số phân được bà con thu mua dùng cho chăm sóc cây mang lại hiệu quả cho cây trồng.

Đánh giá về hiệu quả mô hình ông Nguyễn Đình Nghi - Chủ tịch UBND xã Đồng Trúc cho biết, cơ sở anh Hiện là hộ kinh tế tiêu biểu của huyện về mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng, nhờ phát huy hiệu quả vốn cộng với kỹ thuật chăm sóc tốt, hệ thống chuồng trại khép kín nên cơ sở luôn an toàn trước dịch bệnh, tỷ lệ gà rủi ro thấp.

Được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là thành quả vượt bậc của các xã tại huyện Thạch Thất. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng chất các tiêu chí NTM kiểu mẫu dự kiến gặp nhiều khó khăn do thu nhập của người dân trên địa bàn các xã còn tương đối thấp nên việc huy động nguồn lực hạn chế.

Thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo và ưu tiên dành nguồn lực,nhất là huy động nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Từ những thách thức đặt ra, để chủ động các xã vạch lộ trình, lên kế hoạch nâng chất xã NTM kiểu mẫu. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, đến hết năm 2022, huyện có hai xã Ðại Ðồng và Hương Ngải được thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xã Dị Nậu đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Ðại Ðồng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.

Năm 2023, huyện phấn đấu có thêm hai xã Ðồng Trúc, Hạ Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hai xã Dị Nậu và Hương Ngải đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tính đến hết tháng 3, qua rà soát các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, xã Ðồng Trúc có 9/19 tiêu chí đạt và 10/19 tiêu chí cơ bản đạt. Xã Hạ Bằng có 9/19 tiêu chí đạt và 10/19 tiêu chí cơ bản đạt. Ðối với hai xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là Dị Nậu và Hương Ngải, qua rà soát hai tiêu chí bắt buộc và các tiêu chí lựa chọn đều đạt, cơ bản đạt.

Theo Văn phòng Điều phối NTM TP Hà Nội: Để hoàn thành nhiệm vụ, huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả một số tiêu chí xây dựng NTM. Tiếp tục tổ chức lập, phê duyệt các quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực nhằm phục vụ kêu gọi đầu tư; đẩy mạnh duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông; huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đê điều, công tác trình thủy lợi phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai…

Theo đó, UBND huyện Thạch Thất mong muốn thành phố quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn huyện Thạch Thất hoàn thành xây dựng xã Đồng Trúc, Hạ Bằng đạt chuẩn NTM nâng cao; xã Dị Nậu, Hương Ngải đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2023. Đồng thời, thành phố tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí để huyện Thạch Thất hoàn thành mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo.

 

Tổng hợp: Nguyễn Hưởng (Nguồn: Theo TC Làng nghề Việt)

Tag: Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE