Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 6586
Tổng lượt truy cập: 2,897,848

Phú Xuyên: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

30/08/2023 - Lượt xem: 69

Vừa qua, UBND huyện Phú Xuyên tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023.

Tham gia đánh giá phân hạng có 45 sản phẩm mới của 13 chủ thế của các xã, thị trấn như: TT Phú Xuyên, TT Phú Minh, Vân Từ, Chuyên Mỹ, Tân Dân, Sơn Hà, Hoàng Long, Hồng Thái và 9 sản phẩm của 2 chủ thể tham gia đánh giá lại của cơ sở sản xuất Chiến Tấn, và công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanhthực phẩm Vinh Hà.

Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương. Chất lượng về hồ sơ minh chứng cơ bản được hoàn thiện rõ ràng, đánh giá được tình hình tổ chức, hoạt động sản xuất chế biến sản phẩm của các chủ thể tham gia chương trình.

Trên cơ sở những nghề có lịch sử lâu đời, phát triển có thế mạnh trên thị trường, huyện Phú Xuyên đã lựa chọn được 6 nhóm nghề ở 7 xã để phát triển thành sản phẩm chủ lực, có thương hiệu đến năm 2025, như: Nặn tò he thôn Xuân La xã Phượng Dực, khảm trai sơn mài Chuyên Mỹ, giầy da Phú Yên, may Comple Vân Từ, mộc xã Tân Dân và Nam Tiến… Đồng thời, đẩy nhanh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể; triển khai bảo tồn, đào tạo, công nhận làng nghề và nghệ nhân; phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất…

Ông Lê Tiến Xuân, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên cho biết, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đã và đang phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, góp phần xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng tầm nông sản chủ lực của địa phương. Sang năm 2023, thành phố, Trung ương đã có những hướng dẫn lại về chấm,đánh giá kỹ càng hơn, chúng tôi có những tiêu chí rất phù hợp để đánh giá thật đúng năng lực của người sản xuất, giá trị của các sản phẩm tham gia đánh giá. Trong quá trình thực hiện, quá trình minh chứng rõ ràng hơn, từ vùng nguyên liệu, khu sản xuất, mặc dù nó phức tạp hơn nhưng chúng tôi thấy rất đúng.

Sau khi các sản phẩm tham gia OCOP thì các sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ rộng hơn, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, nhóm mà thủ công mỹ nghệ thì được đánh giá rất cao và tiêu thụ thuận lợi hơn. Ví dụ hàng mây tre đan khi chưa được công nhận gì nhưng bán đi nước ngoài qua xuất khẩu. Nhưng khi được công nhận thì giá trị xuất, niềm tin được vững chãi hơn đối với thị trường nước ngoài.

Theo bà Vương Thị Tuyên – Giám đốc HTX thủ công, mỹ nghệ Phước Uyên tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần này có 4 sản phẩm: Đũa gỗ trắc đỏ khảm trai, đũa gỗ trắc đen khảm ốc, đũa gỗ cắm khảm trai cho biết, năm đầu tiên tham gia đánh giá, phân hạng đều là sản phẩm thông dụng tiêu thụ mạnh trên thị trường. Các sản phẩm đều tận dụng nguyên liệu tại chỗ tại địa phương như các phế phẩm từ đồ gỗ, như gỗ vụn, mùn cưa, trai ốc, có hợp đồng mua bán rõ ràng. Khi tham gia, đánh giá phân hạng tôi hi vọng có thể đạt được từ 4 sao.

Còn ông Đinh Văn Quỳnh, với 5 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng cho biết, khi tham gia đánh giá phân hạng, chất lượng về hồ sơ minh chứng cơ bản được hoàn thiện rõ ràng, sản phẩm có tên thương hiệu, mẫu mã bao bì đẹp, bắt mắt, thông tin rõ ràng, và đều là sản phẩm chủ lực của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh khẳng định, huyện cũng sẽ tập trung phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề tạo điều kiện giúp các chủ thể không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm với các kênh phân phối truyền thống, sàn thương mại điện tử.

Cùng với đó, huyện còn thành lập đoàn liên ngành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP đã được công nhận về sự tuân thủ các quy định chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, sử dụng bao bì, tem, nhãn hàng hóa, bảo vệ môi trường và các quy định khác của Nhà nước có liên quan.

Tại hội nghị đánh giá, các thành viên hội đồng đã thảo luận, xem xét, góp ý hồ sơ cho các sản phẩm với những nội dung như: Tên thương hiệu, mẫu mã bao bì, các thông tin trên bao bì sản phẩm… Các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá đã làm rõ, bổ sung các tiêu chí chưa đạt. Sau đó, hội đồng thảo luận, chấm điểm sản phẩm theo các tiêu chí quy định.

Ông Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội chia sẻ, các chủ thể tham gia, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đã định vị được thương hiệu sản phẩm. Theo quy định mới TP sẽ được hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm để chuẩn hóa lại những sản phẩm chưa tốt. Bên cạnh đó, hàng năm thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra các sản phẩm chứng nhận của thành phố từ đó những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở sẽ được hỗ trợ nâng cấp chất lượng sản phẩm. Nên có thể nói đến nay, chương trình OCOP đã đi vào thực chất, bền vững. Thúc đẩy được đời sống người dân nông thôn, nâng cao thu nhập


Tổng hợp: Thanh Nam (Nguồn: Theo TC Làng nghề Việt)

Tag: Phú Xuyên: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE