Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 2222
Tổng lượt truy cập: 2,582,129

Những thành công từ chuyển đổi số ngành Nông nghiệp Hải Phòng

15/01/2023 - Lượt xem: 60

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, thời gian qua, ngành Nông nghiệp thành phố Hải Phòng đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, qua đó, đạt được những kết quả đáng mừng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, thực hiện chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Đảng ủy cơ quan Sở đã ban hành văn bản số 25-CV/ĐU ngày 22/3/2022 về việc tập trung quán triệt, tuyên truyền và chỉ đạo tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

Đơn vị cũng thành lập Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc chuyển đổi số; Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, Sở ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của thành phố và ngành.

Về công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến thông tin chuyển đổi số, Sở đã xây dựng chuyên mục “Chuyển đổi số” và thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin về chủ trương, định hướng, kế hoạch thực hiện của Trung ương và thành phố trên Cổng thông tin điện tử của Sở và Trang thông tin điện tử các đơn vị trực thuộc.

Ngày 26/10/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức thành công Hội thảo chuyển đổ số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự tham dự của gần 300 đại biểu. Hội thảo đã tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hải Phòng về chuyển đổi số nói chung và trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng. Qua đó, hội nghị tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin giữa Nhà nước (quản lý), nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc còn thường xuyên phổ biến, thông tin, chia sẻ thông tin về chuyển đổi số trong các cuộc họp giao ban của đơn vị và lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị. Qua đó, các đơn vị kịp thời thông tin công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện chuyển đổi số của Trung ương, thành phố; Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.

Không những vậy, trong hoạt động quản lý các lĩnh vực chuyên ngành tại các cơ quan, đơn thuộc Sở đã được triển khai ứng dụng, vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia cũng như các nền tảng công nghệ số sẵn có trên môi trường mạng như: Phần mềm quản lý dữ liệu về bảo vệ thực vật; Hệ thống thông tin dịch bệnh trực tuyến VAHIS; Vận hành hệ thống dữ liệu tàu cá Vnfishbase đểtheo dõi, cập nhật thông tin; Phần mềm cập nhật diễn biến rừng (FRMS); Bộ bản đồ số và cơ sở dữ liệu thông tin địa lý các công trình; Hệ thống giám sát thiên tai; Hệ thống hỗ trợ chỉ huy điều hành phòng chống thiên tai...

Với sự quyết tâm cao và những quyết sách đúng đắn trong chuyển đổi số, ngành Nông nghiệp Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng mừng. Cụ thể, đối với xây dựng, phát triển chính quyền số, ngành Nông nghiệp thành phố đã triển khai, áp dụng hiệu quả các ứng dụng như: Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử; Hệ thống một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến; Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 từng bước được đẩy mạnh; Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số văn bản, ký số lãnh đạo, ký số kho bạc.

Thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính để lưu trữ trên môi trường điện tử; Vận hành hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính tại địa chỉ https://pakn.dichvucong.gov.vn theo yêu cầu. 100% các văn bản đến, đi được thực hiện, xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản mật); Triển khai ký số đối với văn bản đi, lập hồ sơ công việc trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% công tác báo cáo được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống thông tin báo cáo thành phố và Chính phủ (trừ văn bản mật); Hồ sơ, dữ liệu điện tử được tạo, lưu giữ, chia sẻ theo quy định.

Về triển khai hệ thống một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến vào giải quyết thủ tục hành chính, từ ngày 1 - 2/11/2022, tại Bộ phận Một cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đã tiếp nhận, giải quyết 968 hồ sơ; Trong đó, 533 hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 4. Riêng lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 138 thủ tục hành chính; Trong đó, 25 thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Đối với phát triển kinh tế số, xã hội số, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản đã được quan tâm. Cụ thể, trong sản xuất trồng trọt, một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân sản xuất đã áp dụng hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt, tự động điều chỉnh nhiệt độ trong nhà kính, nhà màng. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED trong trồng trọt đã góp phần tiết kiệm chi phí nhân công, nguồn nước, tăng năng suất cây trồng.

Trong sản xuất chăn nuôi và thú y, một số cơ sở chăn nuôi, trang trại chăn nuôi đã áp dụng hệ thống cảm biến điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi, máng ăn tự động, hệ thống nước uống tự động; Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã áp dụng công nghệ dây chuyền giết mổ công nghiệp, hiện đại và quản lý, theo dõi giết mổ, bán hàng trên máy tính.
Về sản xuất thủy sản, việc khai thác đã ứng dụng hệ thống giám sát hành trình, phần mềm Vnfishbase để quản lý tàu cá và hỗ trợ ngư dân trong quá trình khai thác trên biển; Một số chủ tàu đã áp dụng thiết bị dò tìm luồng cá.

Trong nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã áp dụng nuôi thủy sản trong nhà bạt, hệ thống quạt nước xục khí tự động, ứng dụng công nghệ quản lý môi trường ao nuôi.

Tiêu thụ nông sản và truy xuất nguồn gốc nông sản, các cơ sở chế biến, kinh doanh nông sản đã triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp bằng tem gắn mã QR và tham gia sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Hải Phòng cũng xây dựng kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; Kết nối, giới thiệu đưa trên 250 mã sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử: Vỏ sò, Postmart, Shopee, Ladaza…

 

Tổng hợp: Thanh Nam (Nguồn: Theo Báo TTTĐ)

Tag: Những thành công từ chuyển đổi số ngành Nông nghiệp Hải Phòng
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE