Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 1374
Tổng lượt truy cập: 2,877,637

Triển khai nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2025

15/03/2024 - Lượt xem: 239

Triển khai nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tê - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội

I. Cơ chế đối với dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố
Thực hiện theo Phụ lục 07 Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06/12/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về Quy định cơ chế hỗ trợ đối với dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.
1. Đối tượng áp dụng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong thời gian 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện hỗ trợ. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Nội dung hỗ trợ
Trong thời gian vừa qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã rà soát, tổng hợp số lượng và danh sách các hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo trong 36 tháng với tổng số hộ đăng ký hỗ trợ bò sinh sản là 572 hộ trên địa bàn 12 huyện (gồm: Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa).
Trên cơ sở các hộ đăng ký tham gia dự án; các Doanh nghiệp, HTX; nhóm cộng đồng, tổ hợp tác; tổ chức, cá nhân  trên địa bàn Thành phố nghiên cứu các điều kiện hỗ trợ, cơ chế, trách nhiệm chủ trì liên kết và các bên có liên quan đăng ký tham gia các Dự án theo 1 trong 2 hình thức hỗ trợ, cụ thể như sau:
2.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
- Điều kiện, cơ chế hỗ trợ: thực hiện theo quy định tại phần III Phụ lục 07 Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06/12/2023 của HĐND thành phố Hà Nội.
- Trách nhiệm chủ trì liên kết (Doanh nghiệp, hợp tác xã):
+ Có văn bản đăng ký tham gia làm chủ trì liên kết kèm theo hồ sơ năng lực (Giấy đăng ký kinh doanh/hoạt động; báo cáo tài chính; hợp đồng tương trong 03 năm gần nhất, và các tài liệu khác có liên quan) trong vòng 30 ngày  kể từ ngày phát hành đăng tải; văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(qua Chi cục Phát triển nông thôn- Số 73 Lê Hồng Phong, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) để rà soát, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem quyết định.
+ Nộp hồ sơ Kế hoạch liên kết về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Phát triển nông thôn) hoặc UBND huyện theo phân cấp phê duyệt hỗ trợ tại Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 14/6/2019.
+ Chủ trì liên kết cam kết và có biện pháp nộp lại toàn bộ kinh phí hỗ trợ trong trường hợp không thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (như bảo lãnh thực hiện hợp đồng với cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất).
+ Hỗ trợ giống, vật tư thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã.
- Phân cấp phê duyệt Kế hoạch liên kết và trình tự thực hiện: thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay đã tổ chức xin ý kiến tại văn bản số 506/SNN-CCPTNT ngày 29/02/2024).
+ Kế hoạch liên kết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp Thành phố: là kế hoạch có phạm vi hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn từ 02 huyện trở lên hoặc có tổng mức đề nghị hỗ trợ từ 5 tỷ đồng trở lên; trình tự thực hiện theo Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 23/5/2022 về phê duyệt các quy  trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc thành phố Hà Nội. 
+ Kế hoạch liên kết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấpHuyện là kế hoạch đề nghị hỗ trợ có phạm vi hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn 01 huyện và có tổng mức đề nghị hỗ trợ dưới 5 tỷ đồng trình tự thực hiện theo Quyết định số 5173/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 của UBND Thành phố về phê duyệt các quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Huyện thuộc thành phố Hà Nội.
2.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
- Điều kiện, cơ chế hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại phần IV Phụ lục 07 Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06/12/2023 của HĐND thành phố Hà Nội.
- Trách nhiệm của đại diện tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư: Có văn bản đăng ký tham gia trong vòng 30 ngày  kể từ ngày phát hành đăng tải; văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn- Số 73 Lê Hồng Phong, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) và để rà soát, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem quyết định.
- Trình tự thực hiện: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay đã tổ chức xin ý kiến tại văn bản số 506/SNN-CCPTNT ngày 29/02/2024).
Lưu ý: Sau tối đa 30 ngày kể từ ngày thông báo rộng rãi Nghị quyết và tổ chức đăng ký tham gia Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên các phương tiện truyền thông hoặc trên trang điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị nhưng không huy động được sự đăng ký tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác hoặc không có đề xuất từ cộng đồng dân cư thì các đối tượng được hỗ trợ chuyển sang thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ.
II. Cơ chế đối đối với dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021- 2023, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
Thực hiện theo Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về quy định nội dung, mức chi đối với dự án phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tê - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
1. Đối tượng áp dụng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang sản xuất nông nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ.
- Doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), Hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. 
2. Nội dung hỗ trợ
Trong thời gian vừa qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã rà soát, tổng hợp số lượng và danh sách các hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số hộ đăng ký hỗ trợ là 125/423 hộ trên địa bàn 11 xã của 04 huyện (trong đó có 56 hộ đăng ký mô hình chăn nuôi bò sinh sản; 15 hộ tham gia mô hình chăn nuôi trâu sinh sản; 24 hộ tham gia mô hình nuôi lợn sinh sản; 02hộ tham gia mô hình lợn thương phẩm; 17 hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà thương phẩm; 17 hộ tham gia mô hình chăn nuôi dê).
Trên cơ sở các hộ đăng ký tham gia dự án; các Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Thành phố nghiên cứu các điều kiện hỗ trợ, cơ chế, trách nhiệm chủ trì liên kết đăng ký tham gia các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, cụ thể như sau:
- Điều kiện, nội dung, mức chi hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm 1 phần II Phụ lục 07 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND thành phố Hà Nội.
- Trách nhiệm chủ trì liên kết (Doanh nghiệp, hợp tác xã):
+ Có văn bản đăng ký tham gia làm chủ trì liên kết kèm theo hồ sơ năng lực (Giấy đăng ký kinh doanh/hoạt động; báo cáo tài chính; hợp đồng tương trong 03 năm gần nhất, và các tài liệu khác có liên quan) trong vòng 30 ngày  kể từ ngày phát hành đăng tải; văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn- Số 73 Lê Hồng Phong, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) để rà soát, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem quyết định.
+ Nộp hồ sơ Kế hoạch liên kết về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Phát triển nông thôn) hoặc UBND huyện theo phân cấp phê duyệt hỗ trợ tại Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 14/6/2019.
+ Chủ trì liên kết cam kết và có biện pháp nộp lại toàn bộ kinh phí hỗ trợ trong trường hợp không thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (như bảo lãnh thực hiện hợp đồng với cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất).
+ Hỗ trợ giống, vật tư thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã.
- Trình tự thực hiện: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay đã tổ chức xin ý kiến tại văn bản số 506/SNN-CCPTNT ngày 29/02/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Phân cấp phê duyệt Kế hoạch đề nghị hỗ trợ của chủ trì liên kết:
+ Kế hoạch liên kết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp Thành phố: Kế hoạch có phạm vi hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn từ 02 huyện trở lên, hoặc có tổng mức đề nghị hỗ trợ từ 5 tỷ đồng trở lên trình tự thực hiện theo Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 23/5/2022 về phê duyệt các quy  trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc thành phố Hà Nội. 
+ Kế hoạch liên kết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp Huyện: Kế hoạch đề nghị hỗ trợ có phạm vi hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn 01 huyện và có tổng mức đề nghị hỗ trợ dưới 5 tỷ đồng trình tự thực hiện theo Quyết định số 5173/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 của UBND Thành phố về phê duyệt các quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Huyện thuộc thành phố Hà Nội.
* Lưu ý: Sau tối đa 30 ngày kể từ ngày thông báo rộng rãi Nghị quyết để doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trên các phương tiện truyền thông hoặc trên trang điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị nhưng không huy động được sự đăng ký tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã thì các đối tượng được hỗ trợ chuyển sang thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ.
(Đính kèm Phụ lục số 07, Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023; Phụ lục số 07, Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06/12/2023)

 

Tổng hợp: (Nguồn: NTM)

Tag: Triển khai nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2025
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE