Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 1650
Tổng lượt truy cập: 2,905,967

Huyện Thường Tín: Nổi bật các sản phẩm OCOP trong buổi đánh giá, phân hạng OCOP lần 1 năm 2022

14/12/2022 - Lượt xem: 717

Ngày 14/12, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thường Tín tổ chức phân hạng, đánh giá 16 sản phẩm OCOP. Đặc biệt, HTX hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân – một trong 25 điểm du lịch của thành phố Hà Nội được phân hạng OCOP 4 sao về sản phẩm du lịch.
 Toàn cảnh Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần thứ nhất tại huyện Thường Tín.

Đa dạng sản phẩm OCOP tại huyện Thường Tín

Tại buổi đánh giá OCOP, bên cạnh sản phẩm nổi bật về du lịch sinh thái làng quê Hồng Vân ngay tại địa phương, huyện Thường Tín còn có các sản phẩm về thủ công mỹ nghệ, sản phẩm may mặc, sản phẩm chế biến,… Một số sản phẩm tiêu biểu như: Tượng phật thiên thủ thiên nhãn bằng gõ mít, án gian thời gỗ mít chạm ngũ phúc, áo dài thêu đôi chim công bên hoa mẫu đơn, Tranh thêu tay đầm sen đua nở, trà Trâu cổ Hồng Vân,…
 
 



 Các sản phẩm của huyện Thường Tín tham gia đánh giá, phân hạng OCOP tại trụ sở Hợp tác xã (HTX) hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân.

Thay mặt Hội đồng OCOP Thành phố Hà Nội, ông Ngọ Văn Ngôn – Phó chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Nông thôn mới biểu dương sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Chương trình OCOP của huyện Thường Tín. Đồng thời, ông Ngọ Văn Ngôn cũng đề nghị các đồng chí trong hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP đưa ra những đánh giá công tâm, khách quan, công khai, minh bạch đối với tất cả sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và quyết định số 781/QĐ-TTg về việc đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP. 
 
 Ông Ngọ Văn Ngôn – Phó chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Nông thôn mới phát biểu khai mạc sự kiện.

Tại Hội nghị, bà Đặng Thị Thanh Hương, phó Trưởng phòng kinh tế huyện Thường Tín chia sẻ: Chỉ qua 4 năm thực hiện, chương trình OCOP đã được lan tỏa rộng và góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn; cũng như khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế vốn có và góp phần phát huy, nâng cao giá trị cho nhiều sản phẩm. Chương trình OCOP không chỉ giúp cho các chủ thể (nông dân, doanh nghiệp) tăng thêm lợi nhuận, mà còn tác động trực tiếp, tạo nên những động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu trăm lao động của địa phương.
 
 Bà Đặng Thị Thanh Hương, Phó Trưởng phòng kinh tế huyện Thường Tín phát biểu tại Hội nghị.

Qua bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Thường Tín đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: tổng số sản phẩm OCOP được công nhận là 152 sản phẩm, trong đó: 140 sản phẩm 4 sao và 12 sản phẩm 3 sao; trên địa bàn huyện đã hình thành 02 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại xã Hồng Vân và xã Hà Hồi

Tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc HTX hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân chia sẻ: HTX có 4 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm liên quan đến điểm dịch vụ du lịch làng quê, còn lại 3 sản phẩm được chế biến từ chè đều đạt 4 sao theo tiêu chuẩn OCOP của thành phố Hà Nội. Hiện HTX có 23 thành viên đều là lao động địa phương, đây cũng là tiền đề để phát triển du lịch sinh thái bền vững, lâu dài. Cách đánh giá năm nay so với năm 2019 có nhiều điểm khác, đặc biệt là việc số hoá lên trên phần mềm toàn bộ mẫu đăng ký, minh chứng, tư liệu sản phẩm.
 
 Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân đạt OCOP 4 sao.

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân cũng là sản phẩm nổi bật nhất đạt OCOP 4 sao của huyện Thường Tín.

Sản phẩm du lịch làng quê độc đáo

Theo ông Ngọ Văn Ngôn, xã Hồng Vân hiện là địa phương thứ 2 của thành phố Hà Nội có sản phẩm du lịch được đánh giá OCOP trong năm 2022.
Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) là nơi có truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Du. Nơi đây phát triển du lịch sinh thái gắn kết với văn hóa truyền thống địa phương. Khi đến với Hồng Vân, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động như: Lễ hội tình yêu, lễ hội hoa xuân, một giờ làm nông dân,…  
 
 



 Một số hình ảnh của khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP tại điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân.

Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du Lịch Hà Nội cho biết: Điểm du lịch xã Hồng Vân được Hội đồng đánh giá OCOP Thành phố phân hạng 4 sao là điều kiện để xã tiếp tục phát triển, tuyên truyền, quảng bá tới du khách trong nước và quốc tế. Qua hạng sao OCOP, du khách sẽ cảm nhận ngay được chất lượng của sản phẩm, đồng thời, đơn vị phụ trách cũng có trách nhiệm tiếp tục duy trì và nâng cấp các hạng sao đã và đang đạt được.
 
 Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du Lịch Hà Nội.

Chia sẻ về sản phẩm OCOP điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân, ông Nguyễn Hải Đăng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hồng Vân nhấn mạnh: Từ khi có chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) chúng tôi xác định rằng đây là tiền đề để đảm bảo và khẳng định chất lượng, giá trị cũng như định hướng phát triển du lịch sinh thái tại làng quê Hồng Vân. Sản phẩm du lịch của Hồng Vân đạt OCOP 4 sao là minh chứng cho sự thành công và phát triển của chương trình OCOP thuộc xã Hồng Vân. Đồng thời, đây cũng là kết quả cho toàn bộ quá trình phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân địa phương. 

Phó Giám đốc Sở Du Lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cũng cho biết thêm: Thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tiếp tục tham mưu đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tuyên truyền cho các sản phẩm OCOP về du lịch. Đặc biệt, đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực nhằm tăng chất lượng dịch vụ. Đồng thời, thúc đẩy việc kết nối giữa các đơn vị lữ hành với các điểm đến để xây dựng các tour, tuyến du lịch; phối hợp tham gia vào chương trình Xây dựng Nông thôn mới và Mỗi xã một sản phẩm

 


Tổng hợp: Khánh Chi (Nguồn: Theo Tạp chí điện tử Làng nghề Việt Nam)

Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE