Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 1304
Tổng lượt truy cập: 2,573,409

Hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm càng xanh vùng đất trũng ngoại thành

05/11/2023 - Lượt xem: 37

Nuôi tôm càng xanh không cần đầu tư lớn, hiệu quả lại cực kỳ cao, thu nhập gấp 5 - 7 lần vốn đầu tư ban đầu, đây cũng là loại thủy sản khác hẳn với những loại thủy sản truyền thống đã được người dân xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên nuôi trước đây.

Đại Xuyên là một xã thuộc vùng trũng với nhiều ao, đầm và có rất nhiều người nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, Đại Xuyên cũng từng nổi danh với những mô hình lúa - cá - vịt rất thành công. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao với nguồn nước nuôi trồng thủy sản ngày càng bị ô nhiễm. Vì vậy, đã ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi thủy sản dẫn đến các ao nuôi bỏ trống hoặc nuôi cầm chừng chiếm tỷ lệ khá cao. 
Ông Nguyễn Thế Sơn và ông Vũ Văn Thoả (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) đã từng băn khoăn, làm gì, nuôi con gì để thành công. Sau nhiều lần bàn bạc, tính toán hai ông quyết định đổi mới nuôi tôm càng xanh.
Ông Bùi Văn Thỏa cho biết, năm 1995, ông đã từng nuôi tôm càng xanh là giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc nuôi tôm càng xanh không khó. Đặc biệt, tại địa phương là vùng ấp nở gia cầm lượng trứng tắc, trứng loãng lòng nhiều, đây là một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng giá rẻ. Do đó, ông tin rằng nguồn thức ăn tận dụng này là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả chăn nuôi con tôm càng xanh.
Tháng 4/2022, ông Thỏa và ông Sơn quyết tâm thả thử nghiệm hơn 2kg tôm giống, sau hơn 6 tháng nuôi đã hu hoạch được hơn 40kg tôm thương phẩm. Qua đó, đã tạo động lực lớn để hai ông quyết định đầu tư nuôi tôm với quy mô, diện tích lớn hơn. Thay cho việc nuôi 2kg tôm giống trên diện tích hơn 1000 m2 năm 2022 thì cuối tháng 2 năm 2023 các ông đã đầu tư nuôi 120.000 tôm giống trên diện tích 20.000m2 ao nuôi.
Trong những năm gần đây, nuôi con cá truyền thống lãi suất thấp, đầu tư rủi ro cao. Bên cạnh đó, giống tôm thấp và tận dụng thức ăn tự nhiên, vài vạn tôm cũng chỉ mất 2 – 3 triệu tiền thức ăn/tháng. Tôm từ trọng lượng 130 - 150 con/kg sau khi đưa từ ao úm xuống ao nuôi, ước tính mỗi ao nuôi bị hao hụt 1 nửa còn khoảng 30.000 con tôm, dự kiến đến cuối tháng thu hoạch tôm sẽ đạt từ 18 – 20 con/kg, bình quân sẽ thu được từ 4.500 - 5.000kg tôm thành phẩm/ao; với giá thị trường đang ở khoảng trên 200.000 đồng/kg, đây sẽ là một nguồn thu rất lớn với gia đình ông Thỏa và ông Sơn.
Với những kết quả đạt được, sang năm 2024, theo ông Sơn và ông Thỏa, sẽ cải tạo lại ao nuôi để chuyển từ nuôi đa canh cá, tôm sang nuôi thâm canh tôm càng xanh, đặc biệt lấy con tôm càng xanh làm nguồn vật nuôi chủ lực. Đồng thời, chuyển giao kỹ thuật cho một số hộ nuôi thủy sản khác trong huyện, từ đó tạo tiền đề để xây dựng thành một tổ hợp tác nuôi tôm giúp việc gắn kết tiêu thụ cũng như xây dựng thành công thương hiệu tôm an toàn Đại Xuyên.
Ngoài ra, người chăn nuôi xã Đại Xuyên cũng mong muốn các cơ quan chuyên môn sớm tạo điều kiện cho Đại Xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật chuyên sâu về nuôi tôm càng xanh để nắm được kỹ thuật một cách bài bản, khoa học, từ đó ứng dụng vào chăn nuôi thực tế được tốt hơn.
 

Tổng hợp: Thắng Lợi (Nguồn: Theo Chinhphu.vn)

Tag: Hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm càng xanh vùng đất trũng ngoại thành
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE