Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 3360
Tổng lượt truy cập: 2,576,745

Hà Nội: Còn 6/6 huyện sẽ phấn đấu về đích Nông thôn mới năm 2022

14/04/2022 - Lượt xem: 161

Ngày 13/04/2022, Ban chỉ đạo chương trình 04 - Thành Ủy Hà Nội tổ chức giao ban chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình 04 đến hết quý I/2022, nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2022.

Đoàn Chủ trì Hội nghị

Hội nghị do bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên TƯ Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo chương trình chủ trì cùng Phó chủ tịch UBND Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban chỉ đạo, bà Bùi Huyền Mai – Phó Ban chỉ đạo, trưởng ban tuyên giáo Thành ủy cùng đại diện lãnh đạo các Sở/Ban/Ngành và lãnh đạo Huyện ủy/Thị ủy/UBND các huyện, thành phố trực thuộc

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Chu Phú Mỹ cho biết: Quý I/2022, Thành phố chỉ đạo quyết liệt các Sở/Ngành/huyện/thị xã xây dựng kế hoạch, giải pháp linh hoạt, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid và tập trung triển khai thực hiện chương trình 04. Riêng BCD Thành phố đã kiểm tra trực tiếp tại 2 huyện (Đan Phương & Ba Vì) về kế hoạch thực hiện chương trình. 
 
Tính đến hết tháng 3/2022, toàn Thành phố có 382/382 (100%) xã đạt chuẩn Nông thôn mới (riêng Đan Phượng có 100% xã đạt nâng cao), có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới cấp huyện, 4/6 huyện còn lại (Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ưng Hòa, Mê Linh) đã hoàn thiện hồ sơ và được hội đồng Trung Ương thẩm định, chờ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận. Riêng 2 huyện Ba Vì và Mỹ Đức phấn đấu về đích cấp huyện năm 2022. 
 
Về chương trình OCOP, năm 2021, có thêm 595 sản phẩm của 26 Quận, huyện, thị xã được hội đồng cấp thành phố đánh giá phân hạng. Hiện, đã có 1649 sản phẩm OCOP gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1098 sản phẩm 4 sao, và 534 3 sao. Nhiều chương trình sự kiện, hội chợ, hội thảo, tuần hàng đã được tổ chức năm 2021 nhằm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả cho các cơ sở sản xuất trong thích ứng an toàn với dịch…
 
Trong 3 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố huy động được hơn 30.820 tỷ đồng cho chương trình xây dựng Nông thôn mới. Trong đó: Ngân sách Thành phố là hơn 15.673 tỷ đồng, huyện 12937 tỷ, xã 1,004 tỷ và ngoài ngân sách 1204 tỷ… Riêng 9 quận thuộc thành phố đã hỗ trợ các huyện 386 tỷ phục vụ chương trình…. Các nguồn vốn này sẽ giải ngân trong thời gian tiếp theo.
 
Về kinh tế tập thể, có 1104/1329 HTX đang hoạt động, thành lập mới 70 HTX trong năm 2021. Về cơ bản, các HTX đáp ứng được yêu cầu sản xuất, một số HTX đã thích ứng và gia tăng cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, đã hình thành các liên doanh, liên kết trong đáp ứng thị trường và ứng dụng công nghệ mới….
 
Đánh giá sơ bộ, Phó chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định: Thành phố tập trung hoàn thiện các tiêu chí cho 6 huyện còn lại về đích năm 2022, đặc biệt với Ba Vì và Mỹ Đức - cần ưu tiên đầu tư giúp các huyện chủ động thực hiện. Ngoài ra, chú trọng các chương trình OCOP, chuyển đổi số, môi trường…Bám sát từng chỉ tiêu, hỗ trợ trực tiếp nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
 
Theo Bí thư Huyện ủy Đan Phượng - Trần Đức Hải: Đan Phượng có 15/15 xã hoàn thành Nông thôn mới nâng cao từ 2021, 5 xã kiểu mẫu 2021. Trong tiến trình đô thị hóa lên quận sắp tới, huyện chủ động thúc đẩy nhanh kế hoạch xây dựng Nông thôn mới…, tăng cường phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mở rộng cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề… Trong Quý I/2022, nhiệm vụ trọng tâm toàn huyện chú trọng giữ gìn những kết quả đạt được, cải tạo môi trường, phát triển văn hóa, các hoạt động cộng đồng dân cư…
 
Đối với Phú Xuyên phấn đấu năm 2022 có 3 xã đạt Nông thôn mới nâng cao, 2025 đạt 10 xã nâng cao…., toàn huyện cơ bản hoàn thiện hồ sơ và về đích Nông thôn mới. Huyện tập trung phát triển cụm công nghiệp Làng nghề nhằm chuyên nghiệp hóa sản xuất, ưu tiên phát triển làng nghề bền vững… góp phần thúc đẩy nền kinh tế an toàn, bảo vệ môi trường… Huyện kiến nghị Thành phố đẩy nhanh phê duyệt đề án giết mổ tập trung giúp đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường…, sớm giúp các cụm công nghiệp của huyện được triển khai hoàn thiện…
 
Riêng Chương Mỹ: Cuối năm 2020, toàn huyện có 30/30 xã về đích Nông thôn mới, 3 xã nâng cao… Huyện đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung Ương chứng nhận Nông thôn mới cấp huyện. Tuy nhiên, huyện vẫn còn một số vướng mắc như: Tỷ lệ sử dụng nước sạch còn thiếu do nguồn cung… - cần thiết hỗ trợ của Thành phố để huy động đầu tư. Quý I/2022, trên cơ sở đánh giá, yêu cầu của hội đồng Trung Ương, huyện tập trung khắc phục các tiêu chí còn hạn chế: Môi trường,…
 
Theo đại diện lãnh đạo huyện Mỹ Đức tại hội nghị, năm 2022, huyện phấn đấu về đích Nông thôn mới cấp huyện và tối thiểu 3 xã đạt chuẩn nâng cao… hiện toàn huyện mới đạt 5/9 tiêu chí cấp huyện, khó khăn lớn về nguồn lực là một rào cản với địa phương, trong khi nguồn thu chính từ lễ hội chùa Hương bị ảnh hưởng nặng nề do Covid, nguồn từ đấu giá đất gần như không thể triển khai… Ngoài ra, còn nhiều nội dung cần Thành phố cùng chia sẻ với huyện như: nông nghiệp công nghệ cao, nước sạch, cụm công nghiệp,…
 
Đối với các Sở/Ngành chức năng, làm rõ vấn đề nước sạch nông thôn, Giám đốc Sở Xây dựng - Võ Nguyên Phong: Hiện tại cơ bản đã phê duyệt các dự án cấp nước cho các huyện, tuy nhiên có nhiều dự án chưa được đưa vào triển khai, một số dự án hết hạn chưa thể thu hồi dẫn đến khó khăn khi cấp mới. Theo kế hoạch năm 2022, phủ nước sạch 80%, 45 xã được cấp mới, về cơ bản đã phủ mạng đường ống, tuy nhiên nhiều hộ dân chưa sử dụng… Như vậy cần song song các nội dung trong 9 tháng tới: Rà soát lại các dự án, thu hồi, cấp mới theo năng lực nhà đầu tư song song với tuyên truyền, thông báo nhân dân sử dụng nước sạch.
 
Về vấn đề môi trường, theo ông Phong, cần thiết phải tăng cường tuyên truyền đảm bảo thu gom rác đúng nơi, đúng giờ. Đồng thời chú trọng nâng cao cảnh quan, mở rộng sân chơi, vườn hoa…
 
Về phía Sở Kế hoạch đầu tư cho rằng: Do Trung Ương ban hành văn bản muộn dẫn đến thành phố vẫn đang hoàn thiện nên nhiều hạng mục chưa thể triển khai kịp theo tiến độ… Các địa phương cần thiết phối hợp chặt chẽ với các Sở/Ngành, đặc biệt Sở Tài chính để có phương án nguồn vốn cụ thể cho năm 2022… Riêng với vấn đề phát triển vùng dân tộc, hiện Thành phố đang dự kiến dành ra 2000 tỷ đồng cho giai đoạn, sẽ có kế hoạch sớm…
 
Đại diện Hội đồng nhân dân - Bà Phùng Thị Hồng Hà - Phó chủ tịch thường trực cho rằng, những vướng mắc đã tồn tại từ lâu, cần được rõ ràng hơn. Đồng thời, các hoạt động thiết thực về xúc tiến, hỗ trợ bán hàng nông sản, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân chưa được chú trọng, đẩy mạnh … Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn,… Đối với các xã nâng cao, xã kiểu mẫu hay huyện về đích cần có nhiệm vụ, giải pháp trực tiếp mới có thể kịp tiến độ và hoàn thành mục tiêu đề ra.
 
Phó chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định: Làm thế nào, đưa Nông nghiệp thủ đô là sự phát huy tổng hợp thế mạnh nông nghiệp phục vụ đô thị, du lịch… Cần tính toán, cơ cấu lại để đưa nông nghiệp Hà Nội chuyên cho nông nghiệp công nghệ cao, gia tăng giá trị và tạo cạnh tranh lớn trên thị trường. Những loay hoay về tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất, cây con giống… nên có cách nghĩ, cách làm mới… Vấn đề nước sạch cần quyết liệt hơn nữa để sớm đưa nước sạch phủ sóng nông thôn.
 
Kết luận hội nghị, Bà Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban chỉ đạo đề nghị: (i) các Sở/Ngành chú trọng rà soát ưu tiên cho phát triển nông nghiệp Công nghệ cao, đặc biệt vai trò của Sở Nông nghiệp & PTNT. (ii) Công nghệ chế biến sau thu hoạch phải được ưu tiên. (iii) Sản xuất nông nghiệp còn manh mún trong khi sản phẩm OCOP đang đạt phát triển mạnh mẽ, đề nghị quan tâm nhiều hơn đến công tác xúc tiến, hỗ trợ bán hàng, phát triển thị trường… (iv) Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới có chiều hướng lắng, cần thúc đẩy không chỉ ở đóng góp hiện vật mà ở cả ý thức, tinh thần tự giác cộng đồng, bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa… (v) Ngoài hạ tầng, cần thay đổi hướng đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, tập trung - chuyên canh; phải có kế hoạch dài hạn, bám sát hiệu quả từng chương trình… Ngoài ra, nước sạch, dậy nghề còn nhiều nan giải…
 
Về kế hoạch 9 tháng cuối năm, Trưởng ban chỉ đạo cho rằng, (i) chúng ta vẫn phải thích ứng giữa biến động phức tạp của dịch Covid, sẵn sàng ứng phó với chủng mới Covid…. (ii) Rà soát lại đăng ký các hạng mục, các dự án (đặc biệt công nghệ cao) để có phương hướng hỗ trợ triển khai, phù hợp với luật hiện hành… Phấn đấu nâng cao giá trị/1 ha canh tác. (iii) Ngoài ra, cần chú ý các tiêu chí sửa đổi cao hơn trước như: ATVSTP, môi trường - xử lý rác thải, … (iv) Rà soát lại hoạt động làng nghề và hỗ trợ phát triển làng nghề với những kế hoạch đã đưa ra trên cơ sở cân đối nguồn vốn hiện có, chú trọng điểm/cụm công nghiệp làng nghề, … (v) Phát triển OCOP theo hướng tiêu biểu, tập trung kết nối tiêu thụ, mở rộng quảng bá… (vi) Các kế hoạch chỉ tiêu về Nông thôn mới phải thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu đề ra. Trưởng ban đề nghị lãnh đạo UBND, lãnh đạo các Sở/Ngành rà soát lại các nguồn vốn, phân bổ vốn phù hợp cho mục tiêu đề ra, rà soát cơ chế chính sách phù hợp cho phát triển, đồng thời nắm bắt, đôn đốc từng hạng mục…
 

Tổng hợp: (Nguồn: Phùng Giang (Theo Làng nghề Việt))

Tag: Hà Nội: Còn 6/6 huyện sẽ phấn đấu về đích Nông thôn mới năm 2022
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE