Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 8346
Tổng lượt truy cập: 2,904,307

Đánh giá, phân hạng OCOP lần 1 với sản phẩm của 3 quận huyện Tây Hồ, Ba Đình và Phú Xuyên

19/12/2022 - Lượt xem: 882

Ngày 19/12, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với các quận, huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần thứ nhất với quận Tây Hồ, Ba Đình và huyện phú Xuyên. Các sản phẩm của lần đánh giá này chủ yếu là sản phẩm chế biến và thủ công mỹ nghệ.
Toàn cảnh Hội nghị.

Trong lần đánh giá này, quân Tây Hồ có 8 sản phẩm được đánh giá, quận Ba Đình có 5 và nhiều nhất là huyện Phú Xuyên với 40 sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm đều được hội đồng đánh giá khá cao, đặc biệt sản phẩm chế biến và thủ công mỹ nghệ.

Ông Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc tại Hội nghị: Lần đánh giá này, những sản phẩm như bánh tôm Hồ Tây hay những chiếc dép cao su của “vua dép lốp” đều là sản phẩm truyền thống và được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, những sản phẩm của huyện Phú Xuyên của lần đánh giá này thiên về sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm thủ công mỹ nghệ là chủ yếu, đây là một điều đánh mừng không chỉ riêng với các chủ thể mà còn với thành phố Hà Nội. Hướng tới đưa Chương trình OCOP thực sự trở thành chương trình phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo cũng như góp phần trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 

 

Ông Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc tại Hội nghị.

Đồng thời ông Nguyễn Văn Chí cũng biểu dương sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Chương trình OCOP của quận Tây Hồ, Ba Đình và huyện Phú Xuyên. Và cũng đề nghị các đồng chí trong hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP thành phố đưa ra những đánh giá công tâm, khách quan, công khai, minh bạch đối với tất cả sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và quyết định số 781/QĐ-TTg về việc đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP. Đặc biệt về hồ sơ, các Sở ban ngành góp ý để chủ thể hoàn thiện hồ sơ cũng như nâng cao những giá trị của sản phẩm khi tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

 

  
 Các sản phẩm của quận Tây Hồ, quận Ba Đình và huyện Phú Xuyên tham gia đánh giá, phân hạng lần này.

Cũng trong hội nghị, ông Ngọ Văn Ngôn – Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cũng có những góp ý sát sao với chủ thể và gợi ý để các chủ thể có thể phát triển sản phẩm của chính mình, cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP tại thành phố Hà Nội: Các chủ thể cũng như Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của hai quận Ba Đình, Tây Hồ và huyện Phú Xuyên quan tâm đến các tiêu chí về chất lượng, nguồn nguyên liệu, bao bì nhãn mác sản phẩm, năng lực đáp ứng nhu cầu phân phối, bảo vệ môi trường.

 

  Ông Ngọ Văn Ngôn (bên phải) tại Hội nghị.

Chủ thể hộ kinh doanh Quất cảnh Nguyễn Xuân Lộc (Tây Hồ, Hà Nội) – bà Ngô Thu Trang có chia sẻ: Sản phẩm quất mộc căn Xuân Lộc được đánh giá 4 sao OCOP là đòn bẩy để cơ sở có thể phát triển nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, chủ thể sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá để tạo ra được đặc trưng của sản phẩm làng nghề quất Tứ Liên. 

Cũng theo chủ thể hộ kinh doanh Phạm Xuân Quang (Ba Đình, Hà Nội) tham gia đánh giá đối với các sản phẩm dép cao su Bác Hồ, ông Nguyễn Tiến Cường chia sẻ: Sản phẩm dép lốp của chủ thể đã được trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, sản phẩm cũng gắn với giá trị lịch sử của đất nước. Việc tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là cơ hội để hộ kinh doanh quảng bá những chiếc dép lốp đến được với nhiều người tiêu dùng và việc xúc tiến thương mại hiệu quả hơn. 

 Ông Nguyễn Tiến Cường thành viên của Hộ kinh doanh Phạm Xuân Quang giới thiệu về các sản phẩm dép lốp.

Dự kiến đầu tuần tới, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Nội sẽ tổ chức đánh giá OCOP lần II. Thời gian tới, chương trình OCOP sẽ có một số thay đổi như hạn chế tối thiểu tiêu chí cảm quan, đưa tính cộng đồng lên cao hơn 40 điểm. Đồng thời, đề nghị các chủ thể phải chủ động hơn nữa trong quá trình tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, cụ thể là tự đánh giá và chấm điểm OCOP cho mình. Điều này nhằm hướng tới việc tổ chức các hoạt động được hiệu quả hơn và giảm bớt sức nặng cho Hội đồng OCOP thành phố.

 


Tổng hợp: Khánh Chi (Nguồn: Theo Tạp chí điện tử Làng nghề Việt)

Tag: OCOP OCOP thành phố Hà Nội
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE