Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 1032
Tổng lượt truy cập: 2,580,939

Ba Vì: Xây dựng nông thôn mới từ những mô hình kinh tế điểm

20/09/2023 - Lượt xem: 70

Sau hơn 12 năm nỗ lực triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vượt qua những khó khăn của huyện miền núi Hà Nội. Từ việc triển khai những mô hình kinh tế nổi bật, tăng thu nhập người dân. Đến nay, 30/30 xã của huyện Ba Vì đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi đà điểu

Tại huyện Ba Vì có nhiều xã đang phát triển mô hình chăn nuôi đà điểu mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Tản Lĩnh, Vân Hòa, Ba Trại…Với những lợi thế “thiên thời, địa lợi” hiệu quả kinh tế từ nuôi đà điểu cao hơn nhiều lần so với các loại cây, con giống truyền thống.

Anh Phan Ngọc Tú – chủ trang trại chăn nuôi đà điểu Tú Hường (thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa) cho biết, không quá kén ăn, đà điểu có thể ăn nhiều loại rau cỏ như: cỏ voi, rau muống, rau khoai, cỏ hoa trắng…Với quy trình chăm sóc được hướng dẫn nghiêm ngặt theo giai đoạn. Thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 11- 14 tháng sẽ đạt trọng lượng 90 -100kg. Giá bán thị trường từ 250 nghìn đồng/kg thịt. Độ tuổi thịt vào khoảng hơn một năm thì đạt chất lượng ngon phục vụ thị trường.

Giống ban đầu được lấy từ Viện quốc gia chăn nuôi Hà Nội, từ con ban đầu khoảng tầm 1 cân với những hộ chưa có kinh nghiệm, thì hộ trang trại anh Tú hỗ trợ bà con chăm sóc hơn 1 tháng tuổi. Với những hộ có kinh nghiệm thì được cấp thẳng để cho hộ gia đình trực tiếp nuôi chăm sóc.

Hiện nay hộ trang trại đà điểu chăn nuôi Tú Hường có khoảng 20 hộ chăn nuôi vệ tinh đều tại huyện Ba Vì tập trung các xã như: Vân Hòa, Tản Lĩnh với gần 700 con. Trung bình hộ ít tầm 20 con, hộ nhiều thì tầm 200 con. Trong quá trình chăn nuôi anh Tú xuống hỗ trợ người dân trên địa bàn, vùng lân cận kinh nghiệm kỹ thuật chăn nuôi, con giống, thức ăn…

Nhờ mô hình chăn nuôi phát triển mạnh, trang trại đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định.

Tham gia chương trình OCOP, sản phẩm giò đà điểu của cơ sở đã được UBND TP Hà Nội công nhận OCOP 4 sao.

Thủ phủ của bò sữa

Từ những lợi thế sẵn có, huyện Ba Vì đã thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy mô hình nuôi bò sữa, đưa nghề chăn nuôi bò sữa trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực trong phát triển nông nghiệp tại địa phương. Đặc biệt, 3 xã miền núi là Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh đã trở thành thủ phủ bò sữa của huyện Ba Vì. Ngoài ra, ở nhiều xã bò sữa cũng được các nông hộ phát triển như Minh Châu, Vạn Thắng, Phú Châu...

Bên cạnh sự quan tâm của chính quyền các cấp, nhiều doanh nghiệp (DN) cũng đồng hành cùng người dân bằng nhiều cách làm thiết thực như: vốn, kỹ thuật, máy vắt sữa, máy thái cỏ, chọn loại giống và cam kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Không những vậy, DN còn thực hiện hướng dẫn người chăn nuôi về kỹ thuật, con giống, đảm bảo từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.

Như, Công ty CP Sữa Ba Vì luôn tăng cường đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất khép kín, đồng bộ từ khâu nuôi, chăm sóc, đến phân phối sản phẩm. Theo đó, công ty luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, bằng cách trực tiếp đứng ra làm người bảo lãnh cho các hộ nông dân mở rộng chăn nuôi. Đồng thời, tổ chức tập huấn kiến thức, xây dựng hộ chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu, đảm bảo liên kết chăn nuôi bò sữa với giá cả hợp lý để nông dân có lợi. Hiện tại, Công ty CP Sữa Ba Vì đang thu mua sữa cho trên 500 hộ chăn nuôi, với sản lượng 20 tấn sữa mỗi ngày.

Ông Lê Hoàng Vinh, Đại diện thương hiệu sửa chua Ba Vì cho biết, đồng hành cùng bà con hơn 15 năm, hiện tại công ty thu mua chính với sản lượng khoảng 40% tập trung các xã trong vùng như Vân Hòa, Tản Lĩnh… Hiện nay công ty sử dụng nhân sự địa phương, và tạo điều kiện liên kết cho hơn 500 hộ trên địa bàn và duy trì nguồn nguyên liệu ổn định cho bà con chăn nuôi bò sữa.

Việc gắn kết giữa DN và người chăn nuôi trong tăng cường đầu tư hệ thống chăn nuôi ngày càng hiện đại đã góp phần đưa nghề chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Ba Vì ngày càng phát triển. Với khả năng đảm bảo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm sữa đảm bảo chất lượng và sự kiểm soát chặt chẽ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu “Sữa Ba Vì” sẽ ngày càng trở thành sản phẩm ưa chuộng với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thể hiện rõ nét trong thành quả xây dựng NTM của huyện Ba Vì là kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Chăn nuôi phát triển ổn định, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hàng hóa, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, điển hình như mô hình trồng bưởi kết hợp nuôi gà thả vườn ở xã Vật Lại, trồng cam xã Khánh Thượng, nuôi bò sữa tại các xã Minh Châu, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài, mô hình nuôi đà điểu xã Vân Hòa, Tản Lĩnh...

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Giáp Đông, kết quả sau hơn 12 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Ba Vì đã tạo ra được chuyển biến lớn trên nhiều lĩnh vực.

Toàn huyện hiện có 108 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động, trong đó có 19 HTX nông nghiệp, 2 HTX công nghiệp, tiểu thủ công công, 17 HTX dịch vụ khác và 2 quỹ tín dụng nhân dân và 184 trang trại. Số lượng liên kết theo chuỗi hiện huyện có 10 chuỗi bao gồm các chuỗi thực vật (rau an toàn, khoai lang, nấm…) chuỗi động vật (thủy sản, đà điểu, gà…), chuỗi sữa.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội, xây dựng NTM đến hết năm 2022, toàn huyện có 4 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đoàn thẩm định trung ương tổ chức thẩm định hồ sơ công nhận huyện Ba Vì đạt chuẩn NTM năm 2022. Năm 2023, phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, một xã NTM kiểu mẫu. Đến nay, 30/30 xã của huyện đã được UBND TP. Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM.


Tổng hợp: Thằng Lợi (Nguồn: Theo TC LNV)

Tag: Ba Vì: Xây dựng nông thôn mới từ những mô hình kinh tế điểm
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE