Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 4041
Tổng lượt truy cập: 2,798,967

Vai trò của Khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới

19/09/2022 - Lượt xem: 1198

LNV - Ngày 19/9, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Trung ương; Vụ KHCN - Môi trường và Ban chủ nhiệm chương trình KH - CN phục vụ xây dựng nông thôn mới đã tổ chức Tọa đàm “Phát huy vai trò của KHCN trong xây dựng nông thôn mới” nhằm đánh giá, phân tích kết quả đóng góp của KHCN trong xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua và giải pháp định hướng cho giai đoạn tới.

Bàn chủ trì hội nghị

Khoa học công nghệ và tác động đến chương trình xây dựng nông thôn mới 

Theo GS.TS Nguyễn Tuấn Anh - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây NTM -  Giai đoạn 2016-2021: Chương trình (KHCN) đã huy động và nhận được “sự ủng hộ rộng rãi và phối hợp khá chặt chẽ của các Bộ, ngành và địa phương…bám sát các mục tiêu và nội dung của Chương trình, cơ bản phù hợp với yêu cầu của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới…giúp các địa phương, hợp tác xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Các kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình có sức lan tỏa rộng, được nhiều địa phương, doanh nghiệp và nông dân tiếp nhận, tham gia có hiệu quả”. 

Không những vậy chương trình đã góp phần thiết kế được hệ thống khung khổ, thể chế, chính sách của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; thu được kết quả về cơ sở lý luận và ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học công nghệ; các giải pháp có tính liên ngành và các mô hình liên kết trình diễn cụ thể, trong sản xuất; thu hút đông đảo lực lượng khoa học công nghệ cả nước, có nhiều doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã tham gia.

 Theo GS.TS Nguyễn Tuấn Anh - Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây NTM -  Giai đoạn 2016-2021

Các dự án của chương trình đã góp phần hoàn thành một số tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Xây dựng nhiều mô hình ứng dụng KHCN trong xây dựng NTM trong đó có: 56 dự án đã nghiệm thu cả 2 giai đoạn  đã có 324 mô hình sản xuất, quản lý, môi trường… phủ hầu hết các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển văn hóa, quản lý xã hội, bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên việc lồng ghép với các chương trình KHCN còn hạn chế, mang tính hình thức, cục bộ. Một số vấn đề trọng tâm then chốt, nan giải, đột xuất của xây dựng nông thôn mới chưa huy động được nhiều đề tài nghiên cứu, như: chính sách đất đai, lao động và cân đối các nguồn lực hợp lý; ứng dụng công nghệ mới, thông minh, chuyển đổi số trong phát triển kinh tế và quản trị xã hội NTM; các vấn đề liên kết vùng và liên vùng, kết nối nông thôn - đô thị; quản lý và bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hóa và các nguồn lực mềm… Một số kết quả nghiên cứu, chuyển giao chưa tạo được tác động như mong muốn, còn hạn chế về quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, hoặc chưa có chỗ đứng trong thực tế. 

Đề xuất giải pháp 

Việc xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp cho chương trình nông thôn mới bền vững trong giai đoạn hiện nay, những mô hình ứng dụng hiệu quả như: mô hình làng nghề du lịch gắn với làng di sản; sinh thái môi trường, Ocop, liên kết sản xuất. Một số nghiên cứu tập trung ở các lĩnh vực như: sử dụng bền vững hạ tầng nông thôn, chuyển đổi số…được đưa ra thảo luận. 

Bà Vi Thanh Hoài – Phó Cục trưởng, Cục Văn Hóa cơ sở - Bộ Văn hóa: Trong giai đoạn tới chúng ta cần khắc phục những hạn chế đưa ra từ giai đoạn trước, những vấn đề mang tính chất liên ngành cần phát huy mức độ hiệu quả hơn.

Bà Vi Thanh Hoài – Phó Cục trưởng, Cục Văn Hóa cơ sở - Bộ Văn hóa: Trong giai đoạn tới chúng ta cần khắc phục những hạn chế đưa ra từ giai đoạn trước, những vấn đề mang tính chất liên ngành cần phát huy mức độ hiệu quả hơn. Cần xác định xây dựng nông thôn mới phải gắn với văn hóa địa phương. Qua đó vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan nông thôn cần phải có những đề tài nghiên cứu sâu, nâng cao ý thức người dân hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, phát huy hệ thống cơ sở vật chất văn hóa của địa phương. 

Theo Đại diện UBND huyện Nam Đàn: Việc ứng dụng Khoa học công nghệ vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại Nam Đàn đã có nhiều kết quả nổi trội như: mô hình rau dưa lưới tại xã Kim Liên có hiệu quả, mô hình gà trọi, mô hình hồng sấy; sen Kim Liên… Bên cạnh đó sản phẩm OCOP tại Nam Đàn đã có những sản phẩm du lịch, chương trình góp phần thay đổi bộ mặt cảnh quan nông thôn, đời sống người dân được cải thiện.  

Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Chương trình KH – CN đã đem lại nhiều kết quả tích cực

Còn bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Chương trình KH – CN đã đem lại nhiều kết quả. Tuy nhiên việc xây dựng cơ chế chính sách hay chương trình kế hoạch thường được làm từ trên xuống dưới. Chương trình KH – CN đã song hành cùng với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng thời gian chậm hơn so với 2 năm. Chính vì vậy, chúng ta cần lựa chọn những KH - CN phù hợp với giai đoạn. Qua đánh giá, tôi thấy sự gắn kết của chương trình KH – CN với chương trình NTM cần có sự chặt chẽ hơn trong giai đoạn sau. Sản phẩm KH- CN phải xuất phải từ nông nghiệp, người dân có sự tham gia của các nhà khoa học phải gắn với thực tiễn người dân cần gì? Cần có sự kế thừa cũng như sự vào cuộc của người dân. Đặc biệt tính xã hội hóa, bền vững của các sản phẩm do các doanh nghiệp cần quan tâm hơn.  Trong thời gian tới, để thực hiện tốt chương trình Bộ Nông nghiệp Nông thôn cần lựa chọn được những giải pháp để mang lại được mục tiêu của chương trình trên tất cả các lĩnh vực từ thể chế, đến lý luận. Tôi đề nghị văn phòng Điều phối NTM TW nên có những hội thảo, chuyên gia nhóm, chúng ta khảo sát được những kế thừa phục vụ cho chương trình từ cấp xã trở lên. 

Ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương Chương trình KH - CN đã hỗ trợ để thực hiện các đề tài nghiên cứu về cơ chế chính sách, các nội dung trọng tâm và giải pháp, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu kết luận Hội nghị ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương: Có thể khẳng định những kết quả và đóng góp tích cực của Chương trình KHCN giai đoạn vừa qua. Chương trình cũng đã hỗ trợ triển khai thực hiện nhiều mô hình thực tế, góp phần ứng dụng các tiến bộ KHKT hoặc các nội dung, giải pháp mới để nhân rộng trong sản xuất và phát triển KTXH của các địa phương. Đặc biệt, Chương trình đã hỗ trợ để bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển nhiều sản phẩm OCOP (nếp quýt Đạ Tẻh – Lâm Đồng, hồng sấy ở Nghệ An, lúa giống ở Thoại Sơn – An Giang, hàng thủ công mỹ nghệ từ tre nứa ở Đỗ Xuyên,…)

Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, bất cập như: hồ sơ hành chính phải trải qua nhiều bước với nhiều thành phần hồ sơ; thời gian thực hiện ngắn trong khi lại chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; sự phối hợp giữa các cơ quan chưa được chặt chẽ, nhuần nhuyễn; một số đề tài có kết quả nghiên cứu còn trong phạm vi hẹp; một số dự án chưa có tính lan toả và chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia; việc đánh giá hiệu quả kinh tế và thu nhập tăng thêm của người dân còn chưa thật sát với thực tiễn do liên quan đến nhiều biến số khác nhau (thị trường, dịch bệnh,…). Những nội dung này, chúng tôi ghi nhận và sẽ có các điều chỉnh trong giai đoạn tới cho phù hợp với thực tiễn.

Về Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 với các mục tiêu cụ thể:  (i) Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; (ii) Đề xuất được các giải pháp khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nền nông nghiệp có trách nhiệm theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; giải pháp tổng hợp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn… (iii) Xây dựng và nhân rộng được các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy được thế mạnh của từng địa phương, vùng, miền trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị nhóm sản phẩm chủ lực.

 Trên cơ sở kết quả của Toạ đàm hôm nay, chúng tôi sẽ tham mưu Lãnh đạo Bộ NN&PTNT có kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình một cách phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất.

 


Tổng hợp: Thanh Nam (Nguồn: Theo langngheviet)

Tag: Vai trò của Khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE