Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 8658
Tổng lượt truy cập: 2,791,269

Làng nghề Hà Nội tìm hướng đi mới trong đại dịch

29/11/2021 - Lượt xem: 712

Phát triển thị trường qua các trang thương mại điện tử để, xây dựng sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đổi mới công nghệ, phát triển các loại hình trưng bày giới thiệu sản phẩm… Đó là hướng đi mới, những giải pháp tình thế để làng nghề phát triển trong thời điểm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
 
Đối với lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề (số làng nghề được công nhận là 292 làng nghề); có 47/52 nghề thủ công mỹ nghệ trên toàn quốc, gồm: Sơn mài, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, gốm sứ, mây tre đan... Tại các làng nghề hiện có 2.063 công ty cổ phần, 4.562 Công ty TNHH, 1.466 doanh nhân, 164 hợp tác xã, có trên 175.000 hộ sản xuất kinh doanh, thu hút trên 739.000 người lao động.
 
Trong 5 năm qua, Thành phố đã hỗ trợ xây dựng 16 mô hình trình diễn kỹ thuật tại các doanh nghiệp; 60 cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả tại một số làng nghề đã thay thế lò than bằng lò gas, bình nghiền trong sản xuất gốm sứ ở xã Bát Tràng, sử dụng máy móc chuyên dùng trong may da ở xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm); Đầu tư đổi mới máy dệt len với công nghệ lập trình vi tính, dây chuyền sản xuất tự động giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường... Hầu hết các doanh nghiệp trong các làng nghề đã sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá, giới thiệu, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm...
 
Các làng nghề đã đón nhận được các chương trình hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm phát triển thị trường xuất khẩu và trong nước; Chương trình đào tạo nghề; Chương trình tập huấn kỹ năng quản trị doanh nghiệp về chính sách liên quan đến làng nghề…
 
Tuy nhiên, khó khăn của các làng nghệ hiện nay là trong quá trình sản xuất đặc thù ngành tiểu thủ công nghiệp mang tính nhỏ lẻ nên đội ngũ nghệ nhân, người thợ tay nghề cao mới chỉ chiếm khoảng 30%, bởi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngoài đòi hỏi tính thẩm mỹ, giá trị kinh tế thì bên cạnh đó còn là nơi gửi gắm tâm hồn, sự sáng tạo để tạo ra những sản phẩm tinh hoa. Để có được những thành quả đó người lao động cần trải qua một thời gian đào tạo có bài bản và lâu dài khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng.
 
Các doanh nghiệp làng nghề Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức, sản phẩm ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đầu vào ngày càng cao; doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc cần thay đổi liên tục về thiết kế mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
 
Bên cạnh đó là khó khăn về mở rộng mặt bằng sản xuất để có cơ hội ứng dụng khoa học công nghệ và thiết bị tiên tiến; Chất lượng nguồn lao động trong các làng nghề còn rất yếu về kiến thức và kỹ năng nghề. Các cơ sở thủ công mỹ nghệ còn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
 
Một vấn đề khác là kết nối các làng nghề với nhau, các trung tâm bán buôn bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn; chưa hình thành các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tập trung của các làng nghề theo quy hoạch nên công tác thị trường của các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn…
 
Để ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển, nghệ nhân Đỗ Trọng Đoàn (làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội ) cho rằng, một trong các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ là các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng trang thương mại điện tử về hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề với mục đích quảng bá tiếp thị sản phẩm; Thường xuyên tổ chức các hội chợ, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối các chuỗi bán hàng, tìm nhà cung cấp, phân phối.
 
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Nội cho biết, trong tình hình thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã đưa sản phẩm của mình lên trang thương mại điện tử bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ.
 
Để làng nghề ngày càng phát triển và bền vững trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ông Phạm Khắc Hà cho rằng cần giải quyết tốt vấn đề phân phối và lợi ích của 4 thành phần đó là: Chính quyền các cấp, nhà kinh doanh, cộng đồng dân cư của các làng nghề và người tiêu thụ. Đối với chính quyền các cấp cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các làng nghề thủ công phát triển đặc biệt là thời điểm hậu dịch bệnh COVID-19. Cụ thể là nguồn vốn vay ưu đãi, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề, hỗ trợ đầu ra, liên kết với các đơn vị du lịch..

 

 

Tổng hợp: (Nguồn: Phùng Giang (Theo Tạp chí Làng nghề Việt Nam))

Tag: Làng nghề Hà Nội tìm hướng đi mới trong đại dịch
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE