Gửi trọn niềm tin tới cộng đồng

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 92051
Tổng lượt truy cập: 31,213,218

Huyện Phú Xuyên: Làng nghề mộc Đại Nghiệp - Kinh doanh hiệu quả nhờ thương mại điện tử

22/08/2022 - Lượt xem: 22936

Làng Đại Nghiệp xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) là một làng nghề mộc mỹ nghệ truyền thống có từ lâu đời. Nguyên tên cũ là làng Già Cầu, sau đổi thành làng Tre. Từ năm 1948, làng có tên hành chính là thôn Đại Nghiệp, thể hiện mong ước một mảnh đất có “nghề lớn” sẽ được trường tồn và phát triển. Nghề truyền thống ở Đại Nghiệp đã có từ rất xa xưa, nhiều thế hệ thợ tài hoa của làng đã sản xuất đa dạng các sản phẩm mộc như sập gụ, tủ chè, bàn, ghế… Nhiều loại sản phẩm đặc sắc, quý giá xuất phát từ đôi tay người thợ làng Tre đã được cung tiến vua, dùng trong cung đình và các gia đình quyền quý.

Sản phẩm chủ yếu của làng mộc Đại Nghiệp là các loại đồ gỗ cao cấp như sập, tủ quần áo, tủ thờ, khay, hộp, bàn, ghế, giường… với những hoa văn, đường nét chạm trổ tinh vi gắn với các tích truyện dân gian. Tất cả các sản phẩm đều được chăm chút rất cẩn thận, tỷ mỉ.

Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm chủ yếu là gỗ gụ, ngoài ra còn có gỗ hương và các loại gỗ mới nhập khẩu từ Nam Phi, Lào, Cam-pu-chia… Với các mặt hàng đa dạng về chủng loại và mẫu mã, những sản phẩm gỗ gia dụng của người dân Đại Nghiệp đã và đang chiếm lĩnh thị trường tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Bên cạnh đó, những sảm phẩm tinh xảo, chất lượng còn được xuất khẩu sang nước ngoài.
 
Hiện nay, Đại Nghiệp là một trong những làng nghề phát triển nhất Phú Xuyên. Đại Nghiệp có trên 600 hộ thì có đến hơn 80% số hộ làm nghề, thu hút hơn 1.000 lao động trực tiếp và nhiều hộ gia đình sản xuất vệ tinh quanh vùng. Trải qua hàng trăm năm gìn giữ và phát triển, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, các nghệ nhân, thợ giỏi làng Đại Nghiệp luôn đau đáu với tình yêu nghề da diết, mong muốn giữ gìn và phát triển những nét tinh hoa của làng nghề truyền thống mà cha ông để lại.
 
 
Kể từ sau năm 2019 nghề mộc dân dụng truyền thống từng bước vươn lên, chiếm lĩnh thị trường, người dân Đại Nghiệp càng khẳng định mình thực hiện nghiêm túc, xuất sắc theo định hướng chỉ đạo của ban lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên. Không những thế, thống được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo huyện Phú Xuyên nói chung và làng Đại Nghiệp nói riêng đã có những bước “nhảy vọt” vượt qua những rào cản, khó khăn của thực tế để cùng hội nhập với đất nước phát triển.
 
Nhưng 2 năm trở lại đây do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Để bắt kịp xu thế mới lớp trẻ trong làng đã mạnh dạn tiếp cận mạng xã hội zalo, facebook, sàn thương mại điện tử,…đã đưa nhiều sản phẩm qua kênh này để bán hàng. Dần dần các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thông qua việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), nhiều cơ sở tại làng không chỉ kinh doanh hiệu quả mà còn khẳng định giá trị thương hiệu của cơ sở mình.
 
Trong khi ngành công nghiệp ngày càng phát triển,  nhiều sản công nghiệp cũng ra đời mẫu mã phong phú và giá thành rẻ hơn. Thế nhưng, nhờ lên sàn thương mại điện tử, sản phẩm của làng nghề Đại Nghiệp được nhiều người biết đến, thị trường được mở rộng hơn và làng nghề dần hưng thịnh trở lại: Tính ra TMĐT quảng bá cho làng nghề người ta biết cơ sở sản suất, kinh doanh uy tín. Ví dụ ngày trước không có vấn đề quảng bá, cơ sở kinh doanh bán chỉ 7 với 8 thôi, nhưng bây giờ sau khi quảng bá, giới thiệu, cơ sở bán tới 10”, chứng tỏ sản phẩm đã được bán tăng thêm.
 
Đây là tín hiệu đáng mừng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng và duy trì ổn định được lượng sản phẩm bán ra trong 2 năm qua. Với làng nghề Đại Nghiệp, nhiều khách hàng từ các tỉnh và ngoài nước đã liên hệ tìm về đây để chiêm ngưỡng và sở hữu những sản phẩm tinh hoa và các vật dụng thờ cúng. Đa số khách từ phương xa biết đến các cơ sở sản xuất của làng nghề đều thông qua kênh TMĐT, nhờ đó các cơ sở đã khẳng định được chất lượng, uy tín của mình.
 
Để làm nghề truyền thống giữa thời hiện đại, cách để khách hàng tiếp cận sản phẩm cũng là một vấn đề đáng để tâm. Làng nghề mộc Đại Nghiệp hiện không chỉ được khách hàng biết đến qua danh tiếng, mà còn qua các phương tiện cơ bản nhất là bày bán trực tiếp, sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo và các trang thương mại điện tử.
 
Cách đây hơn 1 năm, làng nghề mộc Đại Nghiệp có các sản phẩm hàng hoá ùn tắc, không có đầu ra. Đến khi các lớp trẻ tìm đến các kênh TMĐT, các cơ sở sản xuất trong làng cũng như các hộ kinh doanh khác đã được nhiều người tiêu dùng biết và tìm đến, dần dần vươn lên khẳng định thương hiệu làng nghề: Khi làm các cơ sở đã ứng dụng các TMĐT rồi nhưng mà ở đây chỉ có một truyền thông điện tử thôi đó là thông qua mạng xã hội và cụ thể là Facebook. Tất cả các thông tin về sản phẩm, về làng nghề truyền thống luôn luôn cập nhật thông tin trên đó. Nó như một là một kênh bổ sung cho các hoạt động tại chỗ của làng và để cho nhiều người biết đến làng nghề mộc Đại Nghiệp.
 
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đang giúp cho thị trường sản phẩm làng nghề ngày được được mở rộng hơn. Trước đây, hầu hết  cơ sở muốn giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng đều phải nhờ vào các hội chợ, chương trình kết nối của cơ quan chức năng, thì bây giờ những sản phẩm này có thể dễ dàng tìm kiếm thông qua các kênh TMĐT như Internet, mạng xã hội Facebook, Zalo,... 
 
Bây giờ phải khẳng định là trong trào lưu hướng đến hiện đại hoá, liên quan đến sản xuất phân phối thì các ngành nghề truyền thống cũng không thể không tìm cách thích ứng thị trường. Mà để doanh số cao hơn thông qua tiếp cận thi trường hiệu quả hơn, thông qua các ngành nghề truyền thống cũng phải đi đến hiện đại, tiếp cận thị trường quốc tế. Thì hiện nay, chúng ta đang hy vọng có nhiều doanh nghiệp ở trong làng nghề đi theo xu hướng đó để đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm trong làng nghề.
 
Thương mại điện tử góp phần mở rộng thị trường, vừa tăng sức cạnh tranh, giữ “lửa nghề” cho các thế hệ không ngừng sáng tạo để khẳng định giá trị sản phẩm. Không chỉ là chuyện làm ăn của làng nghề, việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cùng nhau lên sàn thương mại điện tử cũng đã góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống, đưa thương hiệu làng nghề tiến xa hơn trên thị trường.
 
 

Tổng hợp: Thanh Nam (Nguồn: Theo Hiệp hội Làng nghề mộc Đại Nghiệp)

Tag: Huyện Phú Xuyên: Làng nghề mộc Đại Nghiệp - Kinh doanh hiệu quả nhờ thương mại điện tử
Tin mới nhất

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người đang online: 92051
Tổng lượt truy cập: 31,213,218